Vì sao rất nhiều tiền 'bơm' ra thị trường mà lãi suất cho vay không giảm?

"Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room tín dụng, cạnh tranh sẽ được kích hoạt”, ông Nguyễn Tú Anh - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho hay. 

Bỏ room tín dụng là cần thiết

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam - cho rằng, việc áp dụng hạn mức (room tín dụng) đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Biến động lãi suất, tốc độ bơm vốn, ổn định tỷ giá trong suốt giai đoạn vừa qua đều cho thấy sự kiểm soát hiệu quả của công cụ này. Thập kỷ qua cũng là giai đoạn các tổ chức tín dụng cải thiện năng lực tài chính, nâng hệ số an toàn vốn (CAR) và gia tăng mức độ an toàn của hệ thống.

“Room tín dụng được phân bổ dựa trên đánh giá toàn diện của Ngân hàng Nhà nước đối với từng tổ chức tín dụng. Qua hơn 10 năm, có thể thấy những thành quả đạt được là rõ ràng. Tuy vẫn tồn tại tình trạng một số ngân hàng không sử dụng hết room trong khi một số khác đã cạn hạn mức dù vẫn đảm bảo được an toàn vốn, nhưng đây chỉ là hiện tượng nhất thời. Ngân hàng Nhà nước vẫn có sự điều chỉnh. Dẫu vậy, độ trễ trong điều hành đôi khi khiến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc cung cấp vốn kịp thời cho nền kinh tế”, ông Hùng cho biết.

Ông Hùng cho rằng, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước bỏ room tín dụng là cần thiết giúp các ngân hàng tăng trưởng.

Các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh khi bỏ phân bổ tăng trưởng tín dụng.
Các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh khi bỏ phân bổ tăng trưởng tín dụng.

Ông Nguyễn Quang Ngọc - Phó Trưởng Ban Chính sách tín dụng Agribank - nhận định việc dỡ bỏ room tín dụng được xem là một bước cần thiết để khơi thông cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính. Tuy nhiên, cơ chế này cần được thực hiện linh hoạt theo sức khỏe hệ thống ngân hàng.

Theo đó, ban hành ngày 30/6/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tiền đề quan trọng cho lộ trình xóa bỏ cơ chế phân bổ hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Đáng lưu ý, thông tư này đã đưa ra các quy định về các bộ đệm vốn gồm bộ đệm bảo toàn vốn (CCB), bộ đệm vốn phản chu kỳ (CCyB) và bộ đệm vốn cho các ngân hàng thương mại có tầm quan trọng hệ thống.

Ngân hàng cạnh tranh bằng lãi suất

Ông Nguyễn Tú Anh - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước - cho rằng, việc duy trì trong thời gian dài cũng bộc lộ những điểm nghẽn cần tháo gỡ, đặc biệt là tác động tiêu cực tới cạnh tranh và khách hàng.

Ông Tú Anh lấy ví dụ về các khoản vay theo kỳ hạn ngắn (3-6 tháng), khi đến kỳ tái cấp vốn thì ngân hàng lại thông báo hết room. Điều này đẩy khách hàng vào thế khó, bởi rất khó xoay sở nguồn vốn mới trong thời gian ngắn.

Một thực tế khác được ông Tú Anh chỉ ra là một số hiện không muốn từ bỏ cơ chế phân bổ room, bởi điều này tương đương với việc “chia sẵn” thị phần. Khi không cần cạnh tranh để thu hút khách hàng, các ngân hàng sẽ thiếu động lực hạ lãi suất.

“Vì sao Ngân hàng Nhà nước bơm rất nhiều tiền ra thị trường mà lãi suất vẫn không giảm? Đơn giản vì thị phần đã được phân bổ sẵn, ngân hàng đâu cần giảm giá để giành khách hàng. Nếu bỏ room, cạnh tranh sẽ được kích hoạt, và đó mới là điều tốt cho nền kinh tế”, ông Tú Anh nói.

Theo ông Tú Anh, các ngân hàng quốc doanh hiện có thấp hơn mức trung bình của hệ thống. Nếu cơ chế room bị bãi bỏ, các nhà băng này sẽ phải nỗ lực cạnh tranh gay gắt để giữ thị phần.

Dẫu vậy, ông cho rằng vẫn có trong tay nhiều công cụ điều hành để đảm bảo an toàn hệ thống như điều chỉnh hệ số cảnh báo, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất trên dự trữ bắt buộc...

tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ THUẾ KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) ĐÃ VÀ ĐANG TRỞ THÀNH LĨNH VỰC CÓ ẢNH HƯỞNG QUAN TRỌNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA NÓI CHUNG, ĐỊA PHƯƠNG NÓI RIÊNG. TẠI LÀO CAI, THỊ TRƯỜNG TMĐT NGÀY CÀNG ĐƯỢC MỞ RỘNG, VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, NHIỀU ĐỐI TƯỢNG THAM GIA. VẤN ĐỀ NÀY ĐẶT RA NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ, ĐÒI HỎI CẦN CÓ GIẢI PHÁP KỊP THỜI VÀ PHÙ HỢP, TRÁNH THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Đề xuất bán chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc, đề xuất áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp Capital Gain Tax (CGT) - tức chỉ thu thuế khi nhà đầu tư có lãi từ giao dịch chuyển nhượng chứng khoán.

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chủ tịch nước Lương Cường: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển

Chiều 15-7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), thành phố Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề “Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới” tại Trung tâm Hội nghị biểu diễn thành phố.

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt

Bộ Tài chính cho biết, công tác phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 đang được triển khai tích cực, bám sát mục tiêu, định hướng đề ra; trong đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh ký kết ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Ngày 9/7, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị triển khai văn bản thỏa thuận và ký kết văn bản liên tịch về việc thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2025.

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Vì sao lãi suất ngân hàng giảm liên tiếp?

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của một đồng tiền. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay .

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

fb yt zl tw