Sa Pa lập 3 đoàn tổng kiểm tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, tìm giải pháp khắc phục, xử lý các điểm sạt lở, vết nứt lớn trên địa bàn

Trong 2 ngày 21 - 22/9, thị xã Sa Pa thành lập 3 đoàn công tác với sự tham gia của Thường trực UBND thị xã, các phòng, ban chuyên môn cùng các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đi kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể các điểm sụt, sạt, các vết nứt lớn trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý.

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn thị xã Sa Pa đã xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng tại các xã Mường Hoa, Thanh Bình và Ngũ Chỉ Sơn làm 9 người chết, 17 người bị thương. Toàn thị xã có trên 288 tuyến, 1.007 điểm sạt lở, 254 hộ bị thiệt hại về nhà, trên 1.500 hộ phải sơ tán đến nơi an toàn do sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở. Nhiều diện tích đất canh tác, hoa màu bị vùi lấp, cuốn trôi. Tổng giá trị thiệt hại gần 810 tỷ đồng.

Các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đánh giá, tư vấn các biện pháp xử lý các vết nứt trên địa bàn thị xã.JPG
Các chuyên gia về địa chất của Trường Đại học Thủy lợi đánh giá, tư vấn các biện pháp xử lý các vết nứt trên địa bàn thị xã.

Cùng với việc khẩn trương khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra, thị xã cũng đã chú trọng và chỉ đạo các xã, phường không được chủ quan lơ là; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và có biện pháp cưỡng chế người dân nếu không chấp hành di dời khỏi nơi nguy hiểm. Đồng thời, tiếp tục rà soát các vùng có nguy cơ sạt lở; có phương án lập quy hoạch, sắp xếp dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tập trung để di chuyển toàn bộ các hộ dân trong vùng nguy hiểm, trong khu vực sạt lở đến các khu vực quy hoạch sắp xếp dân cư tập trung để ổn định lại cuộc sống.

z5856777051679_087f93a069f32b93bfa7e76aa7b1b743.jpg
Đoàn kiểm tra một số địa bàn.
Kiểm tra vết nứt tại thôn La Ve xã Bản Hồ.jpg
Kiểm tra vết nứt tại thôn La Ve xã Bản Hồ.

Các đoàn đã đi khảo sát thực tế tại các điểm nứt gãy, sụt sạt lớn, Trong đó có 16 điểm khu vực bị nứt, gãy lưng chừng núi, có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét đã được phát hiện và tổ chức đoàn đánh giá nguy cơ để có phương án xử lý ở 9 xã, phường. Ví dụ như vết nứt kéo dài trên diện rộng gần 10 ha ở thôn Nậm Than 1, xã Liên Minh với 28 hộ, 135 nhân khẩu; vết nứt, công trình phụ bị sụt lún sâu 1,5 m, rộng từ 10 - 30 cm kéo dài, ảnh hưởng đến nơi ở của 4 hộ dân tại thôn La Ve, xã Bản Hồ; 2 vết nứt ở xã Ngũ Chỉ Sơn ảnh hưởng đến gần 100 hộ dân...

Một điểm sạt lở tại xã Ngũ Chỉ Sơn.jpg
Một điểm sạt lở tại xã Ngũ Chỉ Sơn.

Sau 2 ngày đi kiểm tra, trên cơ sở đánh giá tổng thể hiện trạng, cùng sự trợ giúp, tư vấn về mặt chuyên môn của các chuyên gia Trường Đại học Thủy lợi, thị xã Sa Pa sẽ có những giải pháp, phương án xử lý, cũng như tìm những khu tái định cư đảm bảo về mặt địa chất, thuận lợi trong sinh hoạt sản xuất, để người dân vùng có nguy cơ cao về sạt lở trên địa bàn toàn thị xã sớm ổn định cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Khát vọng nơi thượng nguồn sông Chảy

Thôn Cốc Rế ở xã Bản Mế - vùng sơn cước xa xôi của huyện Si Ma Cai cheo leo, khép mình nơi sườn núi phía thượng nguồn sông Chảy. Những hộ nơi đây đã từng sống trong cảnh “3 không” (không điện, không đường, không chợ), đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khôi phục diện tích na bị ngập úng tại xã Thái Niên

Ngày 28/9, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ hơn 1 tấn phân bón (gồm phân hữu cơ, phân lân) và hơn 800 gói thuốc trừ bệnh nấm rễ, phân bón lá cho 30 hộ dân thôn Báu, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng) để khôi phục diện tích na bị ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

fbytzltw