Sa Pa bàn giải pháp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn

Chiều 1/4, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia thị xã Sa Pa (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã tổ chức hội nghị, đánh giá kết quả, bàn giải pháp thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thị xã.

Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến hết tháng 3, tổng kế hoạch vốn giao mới năm 2024 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn thị xã Sa Pa là hơn 179 tỷ đồng (trong đó vốn chuyển nguồn từ năm 2022, 2023 sang gần 28 tỷ đồng). Đến nay, vốn đầu tư phát triển mới giải ngân được hơn 46 tỷ đồng/gần 87 tỷ đồng; vốn sự nghiệp phân bổ chi tiết kế hoạch được gần 34 tỷ đồng/hơn 92 tỷ đồng…

ảnh 1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Theo đánh giá của thị xã, tiến độ giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thị xã Sa Pa đến thời điểm này vẫn chậm; một số dự án, tiểu dự án, nội dung của tiểu dự án trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, lúng túng do chưa có hướng dẫn cụ thể… Nguồn vốn Trung ương và tỉnh hỗ trợ chủ yếu đầu tư về cơ sở hạ tầng; vốn sự nghiệp để phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức…

Một số dự án khó thực hiện, chưa phê duyệt được như dự án hỗ trợ thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tại xã Tả Phìn, dự án hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dược liệu quý, dự án sắp xếp dân cư xen ghép, dự án đầu tư bảo tồn làng truyền thống người dân tộc Mông tại thôn Ý Lình Hồ 2 (xã Hoàng Liên). Dự án sắp xếp dân cư xen ghép dự kiến chỉ triển khai hỗ trợ được khoảng 24 hộ, còn lại sẽ dư vốn trả lại ngân sách, dự án hỗ trợ bảo vệ rừng chưa thống nhất được diện tích rừng giữa các xã và hạt kiểm lâm…

ảnh 5.jpg
Đại biểu tham gia ý kiến.

Tại cuộc họp, các đồng chí Thường trực Ban Chỉ đạo cùng đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn trong thời gian tới. Trước mắt, Ban Chỉ đạo sẽ kiện toàn, xây dựng lại quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí một cách cụ thể, rõ người, rõ việc, rõ địa bàn phụ trách; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo đến Nhân dân nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Các cơ quan thường trực 3 chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các cơ quan, đơn vị và xã, phường, chủ động triển khai các nhiệm vụ do mình phụ trách. Thành lập các đoàn kiểm tra, căn cứ kế hoạch của từng chương trình, hướng dẫn các xã, phường rà soát lại danh mục để đẩy nhanh tiến độ. Chú trọng các dự án hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tăng cường công tác tham mưu, kiểm tra, giám sát. Chủ động có ý kiến đề xuất khi gặp các vấn đề khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ kịp thời.

Phấn đấu hết tháng 4, các dự án phải được phê duyệt, đầu tháng 5 phải triển khai thực hiện để các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương kịp tiến độ, kịp giải ngân, đạt kết quả cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw