Quyết liệt thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi

Trước nguy cơ cao dịch tả lợn châu Phi có thể phát sinh và lây lan ra các địa phương trên địa bàn tỉnh, ngày 30/8/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Văn bản số 4373/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Từ đầu năm 2023 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8 hộ thuộc 5 thôn của 5 xã ở 3 huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai, làm 65 con lợn mắc bệnh và cùng ô chuồng phải tiêu hủy với tổng trọng lượng tiêu hủy lên đến 2.452 kg. Kết quả giám sát chủ động của các cơ quan chức năng đã phát hiện 8 mẫu (thịt, phủ tạng, sản phẩm chế biến) dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi tại 5 chợ của thành phố Lào Cai. Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn huyện Bát Xát dịch bệnh đang xảy ra và có chiều hướng lây lan diện rộng.

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố quán triệt chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi theo Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 13/8/2020 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch số 389/KH-UBND ngày 30/11/2022 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và bệnh động vật thủy sản tỉnh Lào Cai năm 2023. Trong đó, các địa phương tập trung thực hiện các giải pháp chính:

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, chính quyền cơ sở thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, tăng cường giám sát phát hiện sớm dịch bệnh, tập trung xử lý triệt để như khoanh vùng ổ dịch, truy xuất nguồn gốc ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý theo dõi, tiêu hủy lợn bệnh và lợn cùng ô chuồng, vệ sinh khử trùng tiêu độc; tạm dừng giết mổ, tiêu thụ lợn và thịt lợn trong vùng dịch; tạm dừng việc thụ tinh nhân tạo trực tiếp cho lợn... Lập hồ sơ tiêu hủy lợn mắc bệnh theo quy định, thực hiện hỗ trợ khi có cơ chế chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; chỉ hỗ trợ khi người chăn nuôi đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan.

2-xe-cho-lon.png
2.gif
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phát hiện sớm việc mua, bán trái phép, nhập lậu lợn giống, lợn thịt. (Ảnh minh họa)

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ phát hiện sớm việc mua, bán trái phép, nhập lậu lợn giống, lợn thịt và các sản phẩm lợn từ các địa phương khác vào địa bàn, xử lý triệt để các vi phạm theo quy định. Xem xét cụ thể tình hình chăn nuôi, dịch bệnh của địa phương, chủ động thành lập tổ cơ động kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn vận chuyển lợn và sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch vào địa bàn. Phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp che giấu, không khai báo, buôn bán, tiếp tay cho hoạt động mua, bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm từ lợn mang mầm bệnh làm phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi. Kiểm soát chặt chẽ từ khâu con giống, thức ăn, nước uống, không thực hiện phối giống trực tiếp... tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn lợn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

UBND huyện Bát Xát chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp xã; tập trung cao độ thực hiện công bố dịch theo quy định; truy xuất nguồn gốc dịch, bệnh; thành lập các chốt kiểm soát tạm thời, Tổ kiểm soát cơ động để kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra, vào vùng dịch, tiêu hủy lợn mắc bệnh và cùng ô chuồng, khử trùng tiêu độc triệt để, nhanh chóng dập tắt ổ dịch tại các hộ có dịch, không để dịch lây lan, kéo dài; thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát bệnh dịch tả lợn châu Phi, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh không đúng quy định; phối hợp với UBND huyện Bát Xát xử lý triệt để ổ dịch. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ các điều kiện (vật tư, hóa chất...) để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh; tổ chức lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu giám sát xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi theo hướng dẫn của Cục Thú y. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh (đặc biệt là lợn, sản phẩm từ lợn); xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Các sở, ban, ngành tỉnh liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

fbytzltw