Quốc hội dự kiến tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6

Dự kiến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào thứ Hai, ngày 23/10/2023. Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo Tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Báo cáo Tổng kết kỳ họp thứ 5, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh chương trình kỳ họp được bố trí khoa học, hợp lý, tiếp tục được đổi mới; lần đầu tiên Quốc hội tổ chức họp 2 đợt trực tiếp với việc dành khoảng một tuần giữa 2 đợt họp đã tạo điều kiện cho các cơ quan hoàn thiện kỹ lưỡng, chất lượng các nội dung trước khi trình Quốc hội thông qua, các vị đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm có thời gian giải quyết công việc ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc bổ sung nội dung vào chương trình kỳ họp kịp thời, phù hợp, không làm tăng thêm thời gian kỳ họp và nhận được sự đồng thuận cao của Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.

Công tác điều hành của Đoàn Chủ tịch khoa học, linh hoạt; phát huy được tính dân chủ, tinh thần trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả phiên họp.

Các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương triển khai các biện pháp bảo đảm thi hành các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, sớm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần đưa luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay (dự kiến ngày 21/8/2023), Hội nghị tổng kết công tác giám sát năm 2023 và triển khai chương trình giám sát năm 2024 của Quốc hội. Các cơ quan của Quốc hội thường xuyên giám sát việc thi hành luật, nghị quyết …

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, ông Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến kỳ họp khai mạc vào thứ Hai, ngày 23/10/2023 và bố trí 2 đợt họp. Dự kiến bố trí 11,25 ngày cho công tác lập pháp; 11 ngày cho các vấn đề quan trọng; 1,5 ngày cho khai mạc, bế mạc, thông qua luật, nghị quyết và dự phòng.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Quốc hội cũng xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023 và 2024; Xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công; xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; giám sát chuyên đề tối cao và các vấn đề quan trọng khác; trong đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia là nội dung cần được trình Quốc hội xem xét quyết định để đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022...

Đáng chú ý, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Thời gian dành cho việc lấy phiếu tín nhiệm dự kiến nửa ngày làm việc, gồm cả việc thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm tại hội trường.

Quốc hội cũng sẽ dành 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Về thời gian họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu 2 phương án:

Phương án 1: Quốc hội nghỉ khoảng 1,5 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 30/11/2023. Theo đó, đợt 1 diễn ra từ ngày 23/10 đến ngày 17/11. Đợt 2 từ ngày 27/11 đến sáng 30/11.

Phương án 2: Quốc hội nghỉ khoảng 2 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 7/12. Theo đó, đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 17/11. Đợt 2 từ ngày 4/12 đến sáng ngày 7/12.

Tại phiên họp, đa phần các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với việc tổ chức kỳ họp theo 2 đợt theo phương án 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Phát biểu điều hành Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến của cử tri, Nhân dân cả nước, dư luận xã hội và tình hình thực tế, Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã xây dựng báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện báo cáo, nhất là nhấn mạnh kết quả đạt được, điểm nổi bật, điểm mới, cần nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn; cho ý kiến về những nội dung nào cần tiếp tục rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện các bộ, ban, ngành cho ý kiến về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Ngoài các nội dung đã thành thông lệ trong kỳ họp cuối năm như cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, báo cáo của các cơ quan hữu quan.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm lập danh mục bổ sung vào Chương trình Kỳ họp Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu; phương án sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả rà soát hệ thống pháp luật…

VTV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw