Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trọn một đời vì dân

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước chân chính, là hiện thân của đạo đức cách mạng, suốt đời hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao của Người và cũng để thế hệ hôm nay, soi mình vào tấm gương đạo đức, phong cách, tư tưởng của Người, để sống trách nhiệm hơn, nhân ái hơn và cống hiến hơn cho đất nước.

Những câu chuyện chân thực, cảm động về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lan tỏa những giá trị vô giá mà Người để lại.

Câu nói nổi tiếng của Người: "Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi" là sự khái quát sâu sắc nhất cho tư tưởng yêu nước, thương dân xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng - một cuộc đời vĩ đại mà vô cùng gần gũi, bình dị giữa nhân dân.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, chăm lo đời sống, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu quan trọng của sự nghiệp cách mạng.

Luôn đau đáu nghĩ đến cuộc sống của nhân dân nên Bác đã chỉ đạo chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngay trong những ngày đầu tiên giành được độc lập, Người đã yêu cầu chính phủ phải làm ngay 4 việc: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành, bởi theo Người, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi được ăn no, mặc ấm.

"Ngay sau khi chúng ta có chính quyền cách mạng, Bác đã chỉ đạo tổ chức giải quyết chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đó là các loại giặc mà chúng ta không giải quyết triệt để thì không thể nâng cao đời sống nhân dân", PGS. TS. Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết.

Từng giây, từng phút trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là những trăn trở về cuộc sống của nhân dân. Những người được trực tiếp ở bên Bác, phục vụ Bác, càng cảm nhận sâu sắc hơn về nỗi niềm của Người.

Luôn đau đáu nghĩ đến cuộc sống của nhân dân nên Bác đã chỉ đạo chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân.

Nghĩ về dân, tin dân, yêu dân và Người còn trăn trở: "Sao cho được lòng dân"? Đây cũng là bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đúng 80 năm trước, khi đất nước vừa giành được độc lập.

Theo Người, muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, "việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm". Trọn vẹn với nhân dân, bởi vậy đến nay và mãi mai sau, chắc chắn trong lòng nhân dân Việt Nam - tên Người còn sống mãi.

Chính những phẩm chất ấy đã làm nên một vị lãnh tụ thiên tài. Như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: "Đó là cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ".

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển

Báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển

Sáng 21/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự, phát biểu và trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Báo chí - cầu nối niềm tin, động lực phát triển tỉnh Lào Cai

Báo chí - cầu nối niềm tin, động lực phát triển tỉnh Lào Cai

Đúng 100 năm trước, ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người từng khẳng định: “Báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa”. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là những vũ khí sắc bén của họ”.

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Sáng 20/6, tại xã Tả Gia Khâu, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (V05), Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Sự cẩn trọng nghề báo

Sự cẩn trọng nghề báo

Một ngày giữa tháng 5, tôi có chuyến thực tế đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, nơi xảy ra trận lũ lịch sử vào tháng 9/2024 khiến 7 người chết và hàng chục căn nhà bị sập đổ. Sau gần 1 năm trở lại nơi này, tôi tận mắt thấy cuộc sống đồng bào Mông nơi vùng “rốn lũ” đã hồi sinh. Trở về sau chuyến đi vất vả, đầy ắp thông tin, tư liệu trong sổ tay và hình ảnh đã chụp, tôi viết phóng sự “Trở lại vùng lũ A Lù”.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ.

fb yt zl tw