Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật

LCĐT - Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng những chính sách phù hợp thời gian qua đã giúp cho người khuyết tật hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay, trên địa bàn tỉnh ước tính có trên 7.300 người khuyết tật, chiếm 1,09% dân số. Trong đó, có 1.420 người khuyết tật dưới 16 tuổi, 4.256 người khuyết tật từ 16-60 tuổi, còn lại là số người khuyết tật từ 60 tuổi trở lên. Tỷ lệ người khuyết tật có việc làm chiếm gần 25%, số người khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo chiếm 35,23%. Đặc biệt, về trình độ chuyên môn chỉ có 2,2% được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật như: truyền nghề, sơ cấp, chứng chỉ nghề, cao đẳng, đại học, đối tượng người khuyết tật chưa qua đào tạo chiếm tới 97,8%.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao tặng xe lăn cho người khuyết tật. Ảnh: Ngô Luyên
Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao tặng xe lăn cho người khuyết tật.                    Ảnh: Ngô Luyên

Thực tế cho thấy, trong số những người khuyết tật có một tỷ lệ khá cao do bẩm sinh (4.132 người, chiếm 56%), còn lại do bệnh tật, tai nạn, do di chứng chiến tranh và các nguyên nhân khác. Có nhiều người bị nhiều dạng tật (đa tật) như vừa câm lại vừa điếc, vừa khuyết tật về vận động lại khuyết tật về thị giác hoặc thính giác… do đó họ gặp rất nhiều cản trở, khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Đa số người khuyết tật đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhất là những người khuyết tật nặng, chủ yếu sống dựa vào người thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Bà Nguyễn Thị Bích Hiền, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Trong những năm qua, công tác trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Lào Cai được tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Toàn tỉnh đã có gần 4.000 người khuyết tật được hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước (chiếm 53,3%). Công tác chăm lo và giải quyết các chế độ chính sách cho người khuyết tật được chú trọng. Từ đó góp phần trợ giúp cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng và vượt qua khó khăn tự vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn do nhận thức của xã hội về vấn đề khuyết tật và người khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống trường chuyên biệt dạy chữ, học nghề còn quá ít chưa đáp ứng được yêu cầu để giúp người khuyết tật học tập, hội nhập. Các công trình xây dựng chưa áp dụng các quy chuẩn về xây dựng theo quy định, chưa có sự thay đổi, điều chỉnh (về hành lang, lối đi dành riêng cho người khuyết tật), nên người khuyết tật vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ công cộng nói chung, đặc biệt là giao thông công cộng. Hạ tầng cơ sở thể dục, thể thao hầu hết còn hạn chế chưa đủ để phục vụ cho người khuyết tật có thể dễ dàng tham gia luyện tập…

Vì vậy để làm tốt hơn công tác chăm lo, trợ giúp người khuyết tật trong thời gian tới, các ngành, địa phương cần có quy hoạch một các tổng thể mạng lưới trợ giúp xã hội, trong đó có các cơ sở về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các chính sách người khuyết tật để người khuyết tật được hưởng quyền của họ và để cộng đồng không có sự kỳ thị với người khuyết tật.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, ban hành chính sách nâng mức trợ cấp cho người khuyết tật ngang bằng với mức sống tối thiểu của người dân ở địa phương. Tạo điều kiện cho người người khuyết tật tiếp cận với giáo dục, xây dựng mô hình giáo dục hòa nhập, học văn hóa kết hợp với phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật có thu nhập ổn định.

Ngoài ra cần làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực về phục hồi chức năng cho người khuyết tật, triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa gia tăng người khuyết tật như tăng cường các biện pháp phát hiện và can thiệp sớm dị tật của trẻ sơ sinh, hạn chế tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đảm bảo an toàn trong sinh hoạt, lao động, sản xuất, bảo vệ môi trường, phòng tránh các tác nhân gây bệnh như hoá chất, khí thải.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chị Bàn Thị Quý làm theo lời Bác

Chị Bàn Thị Quý làm theo lời Bác

Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, dự báo nguy cơ cháy rừng cao, chị Bàn Thị Quý, Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, thành viên Tổ bảo vệ an ninh trật tự thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) cùng các thành viên trong tổ và cán bộ Công an xã Sơn Hà đến các hộ dân tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy và hướng dẫn các biện pháp sử dụng bình chữa cháy an toàn.

Đề xuất trợ cấp cho người từ 75 tuổi không có lương hưu áp dụng từ ngày 1-7

Đề xuất trợ cấp cho người từ 75 tuổi không có lương hưu áp dụng từ ngày 1-7

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2025), quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội cho người từ 75 tuổi trở lên không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng và người từ 70 đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, chưa hưởng lương hưu hay trợ cấp BHXH.

Vì sao thuốc lá điện tử dễ gây nghiện nhưng lại khó bỏ?

Vì sao thuốc lá điện tử dễ gây nghiện nhưng lại khó bỏ?

Từ đầu năm 2025, thuốc lá điện tử chính thức bị cấm bán và sử dụng tại Việt Nam. Quyết định này được kỳ vọng sẽ góp phần giảm tỷ lệ người hút thuốc trong giới trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không ít người vẫn loay hoay trong hành trình từ bỏ thuốc lá điện tử, thậm chí tái nghiện chỉ sau thời gian ngắn.

fb yt zl tw