Phụ nữ xã Thẳm Dương nâng cao thu nhập với mô hình cốm “Khảu Tan Đón”

Thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) đã xây dựng mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm “Khảu Tan Đón” do phụ nữ làm chủ. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình đã góp phần tăng giá trị canh tác đất cấy lúa lên gấp đôi và quan trọng hơn là nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
A0.jpg
Cây lúa nếp trên đồng đất Thẳm Dương cho ra những hạt gạo với vị ngon đặc biệt.

Xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn vốn được coi là mảnh đất chuyên cấy giống lúa Khảu Tan Đón mà Nhân dân thường suy tôn là “Đệ nhất nếp”. Đặc biệt, đây là giống lúa để làm sản phẩm cốm nức tiếng gần xa với hương vị ngọt ngào, dẻo thơm đặc trưng.

Khi được các chuyên gia của Dự án 8 tư vấn, Hội Phụ nữ xã đã báo cáo Đảng ủy, UBND xã Thẳm Dương đồng ý cho xây dựng mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm “Khảu Tan Đón” do phụ nữ làm chủ tại 4 thôn. Mỗi thôn lập một tổ sản xuất với sự tham gia của 7 đến 10 hộ dân để tổ chức cấy giống lúa nếp địa phương, sau đó thu hoạch để làm sản phẩm OCOP 4 sao Cốm Khảu Tan Đón và các sản phẩm khác như bánh gạo, bánh chưng đen… với giá trị kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho phụ nữ.

A1.jpg
Tham gia mô hình Tổ liên kết sản xuất “Cốm Khảu Tan Đón”, các hội viên phụ nữ xã Thẳm Dương có cơ hội tăng thu nhập và làm giàu từ cây lúa nếp địa phương.

Chị Vi Thị Sơn ở thôn Bản Ngoang (xã Thẳm Dương) cho biết vụ lúa nếp năm nay, gia đình chị thu hoạch được khoảng 1,5 tấn thóc. Không giống như mọi năm bán thóc cho thương lái, năm nay gia đình chị làm cốm Khảu Tan Đón, mua máy về đóng gói đúng theo quy chuẩn sản phẩm OCOP 4 sao để bán. Nếu như trước đây 1 tấn thóc nếp địa phương chỉ bán được 20 triệu đồng thì khi chuyển sang sản xuất cốm, gia đình chị thu được 60 triệu đồng.

Ngoài việc sản xuất ra sản phẩm OCOP 4 sao Cốm Khảu Tan Đón để nâng cao thu nhập, hội viên phụ nữ còn được hướng dẫn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử như Shopee, Voso, PostMart… để quảng bá, bán sản phẩm và thu hút khách du lịch đến tham quan, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế.

A3.jpg
A4.jpg
Cốm Khảu Tan Đón xã Thẳm Dương được người tiêu dùng ưa chuộng.

Chị La Thị Phượng, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương chia sẻ: Mới đi vào hoạt động được gần một năm nhưng hiệu quả của mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm "Khảu Tan Đón” đã được khẳng định. Năm 2023, các tổ liên kết đã sản xuất, đưa ra thị trường 2 tấn cốm. Với giá bán ổn định khoảng 100 - 120 nghìn đồng/kg cốm, số tiền thu được cao hơn so với mức thu từ bán thóc của những năm trước. Hy vọng trong những năm tới mô hình này sẽ được nhân rộng để nâng cao thu nhập đáng kể cho phụ nữ trong xã. Hơn thế là góp phần tăng tình đoàn kết, gắn bó, sẵn lòng giúp nhau những lúc khó khăn trong hội viên, phụ nữ.

A5.jpg
Sản phẩm Cốm Khảu Tan Đón được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Theo ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Thẳm Dương, mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm "Khảu Tan Đón" do phụ nữ làm chủ đã góp phần thúc đẩy sản xuất lúa nếp địa phương theo hướng hàng hóa. Điều này không chỉ mang lại thu nhập cao cho nông dân mà còn góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương.

Xã Thẳm Dương hiện có gần 100 ha trồng lúa nếp Khảu Tan Đón. Dự kiến trong năm tới sản phẩm cốm "Khảu Tan Đón" sẽ được đưa ra thị trường trong nước và quốc tế qua hệ thống các siêu thị và nhà cung cấp trên sàn thương mại điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Đồng bào Dao Điện Quan được mùa chanh leo

Chanh leo từng có giai đoạn được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Bảo Yên với các mô hình được học tập từ Sơn La. Do nhiều nguyên nhân khiến một thời gian chanh leo Bảo Yên vắng bóng trên thị trường. Những năm gần đây, quả chanh leo tìm được đầu ra ổn định, các hộ nông dân khôi phục lại vườn, liên kết sản xuất thành vùng hàng hóa.

Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Không để xã nào bị thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và duy trì các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới được tổ chức vào sáng nay (26/6).

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Mùa quả ngọt dưới núi Đại Bàng

Dãy núi đá trắng và đỉnh núi nhọn thuộc thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (huyện Si Ma Cai) nhìn như đôi cánh đại bàng khổng lồ đang dang rộng. Ngày trước, khi mùa xuân đến có những đôi đại bàng rủ nhau về làm tổ nên đồng bào Mông nơi đây gọi là núi Đại Bàng.

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Chiềng Ken dồn sức “về đích” nông thôn mới

Đi trên tuyến đường bê tông rộng mở chạy quanh thôn, xóm của xã Chiềng Ken (Văn Bàn), chúng tôi cảm nhận được không khí khẩn trương của người dân đang chung sức “tự nguyện dịch rào, đồng lòng hiến đất”, hoàn thành nốt những kilômét đường liên thôn cuối cùng, sẵn sàng “về đích” nông thôn mới.

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Thúc đẩy sản xuất theo hướng hữu cơ vùng trung du và miền núi

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Hiện nay, sản xuất theo hướng này đã và đang được nhiều địa phương thực hiện. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không chỉ có mặt ở vùng đồng bằng còn xuất hiện ở những địa bàn miền núi, nơi đồng bào dân tộc sinh sống. Việc sản xuất theo hướng này giúp nâng cao chất lượng, bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất.

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc từ phát triển kinh tế rừng

Bảo Thắng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lào Cai có 20 dân tộc cùng sinh sống. Nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ và chủ trương trồng những cây có giá trị kinh tế cao, vận dụng linh hoạt chính sách giao đất, giao rừng đã tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, từ một huyện khó khăn, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được cải thiện về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực giảm nghèo

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở và người dân được thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi ở Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo tại địa phương.

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Bảo Thắng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp

Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp của huyện Bảo Thắng 5 tháng đầu năm 2024 đạt 57,6 triệu đồng, tăng 4,6 triệu đồng so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Bản Hồ là xã vùng 3 của thị xã Sa Pa, có 7 thôn với 611 hộ, chủ yếu là dân tộc Dao (chiếm 42,5%) và dân tộc Tày (chiếm 35%). Thời gian qua, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ban Chỉ đạo xã Bản Hồ đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Trong năm 2023, xã đạt thêm 3 tiêu chí là quy hoạch, giao thông và y tế.

fb yt zl tw