Phụ nữ người Mông Sa Pa thay đổi tư duy quản lý tài chính

Xưa kia người Mông ở Sa Pa (Lào Cai) thường không có thói quen tích lũy, dẫn đến gặp phải những 'điểm rơi' tài chính trong năm. Nhưng đến nay, mọi thứ đã thay đổi, phụ nữ người Mông đã quản lý tài chính theo hướng bền vững, tạo ra sự ổn định trong cuộc sống gia đình.

Phụ nữ người Mông ở Sa Pa có nhiều thay đổi trong tư duy quản lý kinh tế gia đình.

Xưa kia tài chính kinh tế không ổn định

Người Mông ở Sa Pa xưa kia thường có thói quen phóng khoáng, kiếm được bao nhiêu họ thường không tính đến việc tích lũy tài chính theo kiểu “của để dành” như các nhóm dân tộc khác. Lại thêm phong tục tập quán, tín ngưỡng tộc người vốn hay tổ chức các nghi lễ cúng bái rất tốn kém. Dẫn đến việc chi phí hàng năm là rất lớn, không còn nguồn tích lũy trong gia đình.

Chị Hạng Thị Cở, ở xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, cho hay: “Ngày xưa thì không nghĩ đến tích lũy tiền cho gia đình, kiếm được bao nhiêu thì chi tiêu bấy nhiêu, nuôi con lợn con gà thì chỉ để làm cúng thôi. Đến mùa gieo trồng là không còn tiền. Mua hạt giống và phân bón cũng phải đi vay vốn, đến mùa thu hoạch mới có tiền để trả người cho vay. Nên cuộc sống lúc đấy nhiều lúc có khó khăn”.

Người phụ nữ Mông bên khung dệt vải.

Với lối tư duy cũ, bởi quan niệm sống tự cung tự cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách nghĩ, cách làm của cộng đồng người Mông nơi đây. Có nhiều thì tiêu nhiều, có ít tiêu ít, không bận tâm đến suy tính lâu dài.

Bà Hạng Thị Mỷ, ở xã Hoàng Liên, chia sẻ: “Ngày xưa phụ nữ Mông không nhiều người giữ tiền, tất cả đều do người chồng quản lý, người vợ chỉ biết ăn và đi làm, chăm sóc con cái. Đến mùa vụ cần chi tiêu đầu tư thì phụ thuộc người chồng, nên họ không quyết định được”.

Bà Phùng Tiểu Yến, chuyên gia phát triển cộng đồng, cho hay: “Cách đây khoảng hơn chục năm, khi làm khảo sát đánh giá kinh tế hộ của người Mông ở Sa Pa, chúng tôi nhận thấy những vai trò quản lý kinh tế hộ của người phụ nữ là rất mờ nhạt. Cách chi tiêu của họ cũng không hợp lý, dẫn đến hàng năm đều có “điểm rơi” kinh tế. Tức là cạn kiệt tài chính trong mùa giáp hạt, dẫn đến việc phải đi vay mượn để đầu tư. Từ đó tạo ra cái vòng luẩn quẩn giữa vay nợ và trả nợ trong năm.

Đổi thay tư duy quản lý tài chính gia đình

Cho đến nay, phụ nữ người Mông ở Sa Pa đã chủ động hơn trong việc quản lý tài chính, và phân bổ nguồn vốn đầu tư cho lao động sản xuất của gia đình, theo hướng ổn định và bền vững hơn.

Bà Lý Mẩy Pham, Chủ tịch Hội LHPN xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, cho biết: “Phụ nữ người Mông ở Sa Pa bây giờ rất chủ động trong việc quản lý tài chính của gia đình. Bởi từ khi làm du lịch, họ đều phải tính toán, cân đối nguồn vốn để buôn bán, để mua nguyên liệu sản xuất hàng hóa. Nên họ đều hình thành những thói quen quản lý tài chính cho riêng mình. Lâu dần trở thành một thói quen để thích nghi với cuộc sống”.

Chị em người Mông ở Sa Pa xuống chợ.

Ngày nay phụ nữ người Mông không chỉ biết cách quản lý chi tiêu bền vững, họ tính toán các khoản chi phí đầu tư cho sản xuất, cho nguyên liệu sản xuất hàng hóa thủ công bán cho khách du lịch theo hướng bền vững. Hầu như không còn chuyện đi vay mượn nợ khi vào vụ giáp hạt như ngày xưa nữa.

Chị Nguyễn Thị Vân, một chủ cửa hàng kinh doanh ở phố Cầu Mây, thị xã Sa Pa, chia sẻ: “Lớp phụ nữ trẻ người Mông bây giờ họ tiếp cận với công nghệ hiện đại rồi. Tiền bạc không còn sử dụng bằng tiền mặt nữa, họ để trong tài khoản ngân hàng, sử dụng chi tiêu bằng cách chuyển khoản trên điện thoại”.

Như vậy, cho đến nay, bài toàn quản lý tài chính hộ gia đình với chị em người Mông đã có nhiều đổi thay theo hướng tích cực. Từ đó giúp chị em chủ động hơn trong vai trò vị thế là người quản lý và quyết sách nguồn tài chính của gia đình họ. Ngày nay tư duy của họ đã khác biệt hoàn toàn với tư duy thụ động ngày nào.

Báo Phụ nữ Việt Namnull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

fbytzltw