Phụ nữ người Dao giữ nghề truyền thống

LCĐT - Tranh thủ những lúc nông nhàn, bà Đặng Thị Triển ở thôn Trà Trẩu, xã Sơn Hà (huyện Bảo Thắng) lại cặm cụi bên khung cửi dệt vải để may quần áo cho gia đình. Vừa khéo léo đưa tay dệt vải, bà Triển vừa tâm sự: Mỗi bộ trang phục làm ra chứa đựng bao công sức, tâm huyết của người làm, đồng thời gói trọn trong đó là tình yêu và sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua từng thế hệ.

Trước đây, đồng bào Dao ở Trà Trẩu tự trồng bông, dệt vải. Giờ đây, khi diện tích trồng bông không còn, lại thêm nhu cầu thị trường, người Dao có thể dễ dàng mua bông ở chợ về làm. Sau khi trải qua các công đoạn xe bông, kéo sợi, người Dao bắt tay vào dệt vải bằng khung cửi. Vải sau khi dệt xong được đo, cắt và may, khâu thành những chiếc áo, chiếc yếm. Công đoạn nhuộm chàm sau đó cũng đòi hỏi sự kỳ công. Khi vải đã nhuộm xong, phụ nữ người Dao lại tỉ mẩn thêu từng đường kim, mũi chỉ để trang trí, tạo điểm nhấn cho bộ trang phục.

Phụ nữ người Dao giữ nghề truyền thống ảnh 1
Bà Đặng Thị Triển dệt vải.

Để hoàn thành 1 bộ trang phục truyền thống của đồng bào Dao phải trải qua nhiều công đoạn, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo. Thường thì phụ nữ người Dao tranh thủ những lúc nông nhàn để dệt vải, may áo nên thời gian hoàn thành 1 bộ đồ không cố định, có khi chỉ một vài tuần, cũng có khi vài tháng. Do nghề dệt đòi hỏi tỉ mỉ, tinh tế nên trẻ em gái trong thôn ngay từ khi còn nhỏ đã quen với hình ảnh của khung cửi, bước sang tuổi 14 - 15 sẽ được các chị, các mẹ truyền dạy dệt, may. Thế hệ trước “truyền lửa” cho thế hệ sau kế thừa, cứ vậy, nghề truyền thống ấy ở Trà Trẩu đến nay vẫn được gìn giữ.

Bà Triển cho chúng tôi xem những bộ đồ do mình làm ra. Bàn tay nâng niu từng chiếc áo, chiếc yếm, bà chỉ cho chúng tôi những họa tiết được thêu trên đó. Qua giọng nói đượm niềm vui, tự hào, chúng tôi hiểu bà Triển cũng như những phụ nữ Dao ở Trà Trẩu trân quý bộ trang phục truyền thống, bản sắc dân tộc mình đến nhường nào. Bởi vậy mà dù cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng cho đến hôm nay, người Dao nơi đây vẫn giữ gìn nghề dệt may truyền thống. Hầu như hộ nào trong thôn cũng có khung cửi dệt vải. Mỗi khi có hộ cần giúp trong việc xe bông, kéo sợi, chị em trong thôn lại tập trung giúp đỡ, vừa giữ gìn nghề truyền thống, vừa gắn kết cộng đồng.

Hiện nay, cùng với xu hướng hiện đại hóa, trong trang phục thường ngày, nam giới người Dao ở Trà Trẩu đa số diện Âu phục trong khi phần lớn phụ nữ vẫn mặc đồ truyền thống. Tuy nhiên, vào những dịp lễ hội, vui xuân, cưới hỏi, đồng bào nơi đây lại diện những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Với họ, được khoác lên mình trang phục đậm sắc màu dân tộc không chỉ là niềm vui, niềm tự hào mà còn là việc gìn giữ và giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục giữ nghề truyền thống, không để nét bản sắc ấy mai một theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

fb yt zl tw