Phát triển sản phẩm du lịch đạt OCOP ở vùng đồng bào DTTS Lào Cai

Lào Cai có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, bản sắc văn hóa đặc trưng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc hữu. Đây là tiềm năng, lợi thế lớn để tỉnh phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực du lịch đạt chuẩn OCOP nhằm thu hút du khách, từ đó nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, trong đó có đông đảo bà con là người dân tộc thiểu số.

Việc xác định các sản phẩm du lịch đạt chuẩn OCOP (Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm) là giải pháp quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đạt chuẩn OCOP sẽ giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch các địa phương trong tỉnh, nâng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) một cách bền vững.

Đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh

Khu sinh thái của HTX Tả Phìn Xanh, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa được xây dựng trên mảnh đất sơn thủy hữu tình ngay giữa trung tâm xã Tả Phìn.

Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã đầu tư xây dựng toàn bộ chuỗi sản phẩm du lịch để hướng đến mục tiêu đối tượng phục vụ là khách du lịch hạng trung. Khu sinh thái vườn đã Tả Phìn được thiết kế, quy hoạch thành những chuỗi dịch vụ khép kín.

Năm 2019, sản phẩm dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” của HTX được xướng danh là 1 trong 10 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, đây cũng là sản phẩm dịch vụ du lịch đầu tiên của tỉnh đạt sản phẩm OCOP 4 sao.

Gắn du lịch với OCOP sẽ giúp nâng tầm sản phẩm, hướng tới phát triển du lịch và phát triển vùng đồng bào DTTS một cách bền vững.

Anh Trần Chí Thành, Giám đốc HTX chia sẻ, Vườn đá Tả Phìn thuộc HTX Tả Phìn Xanh là điểm du lịch sinh thái đạt chuẩn OCOP 4 sao duy nhất của tỉnh Lào Cai, khu sinh thái này đã gắn chặt các sản phẩm du lịch với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc Mông, Dao đỏ bản địa.

Anh Thành kể, đến với “sân chơi” OCOP, bản thân anh ban đầu cảm thấy mới mẻ và chưa định hình rõ hướng đi.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng sự kiên trì, tích cực tìm tòi, học hỏi của bản thân, sản phẩm dịch vụ của HTX ngày càng hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chí và được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm 4 sao.

Anh hy vọng, với việc sản phẩm “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” được công nhận là sản phẩm dịch vụ du lịch OCOP đầu tiên của tỉnh sẽ tiếp thêm động lực để các địa phương, HTX khác tiếp tục quan tâm, đầu tư thêm nhiều sản phẩm OCOP khác.

Lãnh đạo UBND xã Tả Phìn đánh giá, khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã gắn kết chặt chẽ các sản phẩm dịch vụ du lịch với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các DTTS nơi đây.

Việc HTX Tả Phìn Xanh được gắn sao OCOP góp phần khẳng định tiêu chuẩn, chất lượng, tạo niềm tin vững chắc đối với du khách trong và ngoài nước về sản phẩm, dịch vụ. Chính điều này tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ và các sản phẩm có rõ nguồn gốc xuất xứ. Tiêu chuẩn OCOP giúp nâng cao giá trị của điểm đến, giúp sản phẩm phát triển bền vững hơn và trở thành địa chỉ tin cậy cho khách du lịch. HTX đã và đang giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nơi đây, bà con có thu nhập, giúp xóa đói, giảm nghèo.

Định hướng khi thị trường du lịch khởi sắc

Theo thông tin từ Sở Du lịch Lào Cai, 6 tháng đầu năm 2023, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được đà phục hồi và phát triển. Tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 3.782.577 lượt khách. Trong đó, khách quốc tế là 237.139 lượt, khách nội địa là 3.545.439 lượt, tăng 132% so với lũy kế cùng kỳ năm 2022 (1.629.985 lượt). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 10.813 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2022 (5.697 tỷ đồng).

6 tháng năm 2023, các địa phương trọng điểm du lịch tiếp tục thu hút lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, cụ thể: Thị xã Sa Pa đón khoảng 1.500.000 lượt khách, thành phố Lào Cai khoảng 1.600.000 lượt khách, huyện Bắc Hà đón được khoảng 370.000 lượt khách, huyện Bảo Yên khoảng 600.000 lượt khách, huyện Bát Xát khoảng 146.000 lượt khách.

Do hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì được đà phục hồi và phát triển nên đã thu hút được lượng lớn lao động trở lại làm việc trong lĩnh vực này. 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có khoảng 28.500 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch (tạo ra được khoảng 8.000 việc làm), trong đó lao động trực tiếp là 13.500 lao động.

Hoạt động du lịch mở đến các làng, bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các DTTS.

Theo ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển và thành lập mới các HTX gắn với du lịch, đặc biệt là tại các xã vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Đồng thời phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch tại các HTX có tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, xây dựng các điểm dừng chân bán hàng đối với các sản phẩm du lịch.

Đồng thời, tỉnh quy hoạch một số mô hình điểm về phát triển du lịch cộng đồng, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch đạt OCOP. Thành lập ban quản lý du lịch cộng đồng tại một số xã để quản lý hoạt động, tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, duy trì các phiên chợ văn hóa vùng cao, vùng đồng bào DTTS nhằm hướng tới khôi phục, bảo tồn văn hóa địa phương.

Hình thành các mô hình đặc trưng

Vùng đồng bào DTTS ở Lào Cai có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, vùng đồng bào DTTS còn là vùng văn hóa đa dạng với nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Đây là nguồn lực văn hóa giàu giá trị, trực tiếp tạo nên các sản phẩm du lịch di sản mang tính đặc thù, như sản phẩm du lịch mang dấu ấn người Mông, người Dao, người Xa Phó, người Tày trên đỉnh núi Sa Pa những khu ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Bát Xát.

Các loại hình canh tác trên nền đất dốc, trên ruộng bậc thang hay những thung lũng ven sông, ven suối đều tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn của du lịch trải nghiệm.

Ông Hà Văn Thắng đánh giá, với môi trường tự nhiên đa dạng, khí hậu đặc trưng, truyền thống văn hóa độc đáo giàu bản sắc của 25 nhóm DTTS, là điều kiện để phát triển nhiều mô hình du lịch đặc trưng.

Đặc biệt là các mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch OCOP ở Lào Cai đã hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng như mô hình trồng các loại hoa phục vụ phát triển du lịch, mô hình tham quan ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa), mô hình ruộng bậc thang tại các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát.

Tiếp đến là mô hình du lịch nông trại trồng dâu tây, nấm hương, các loại quả như lê Tai Nung, mận Bắc Hà, quýt Mường Khương, hay như các mô hình tham quan tại trang trại nuôi cá tầm, cá hồi…

“Việc mở rộng các mô hình hoạt động du lịch đến các làng, bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các DTTS, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các địa phương. Theo kết quả điều tra của Sở Du lịch Lào Cai, thu nhập bình quân từ du lịch OCOP đạt từ 30-40 triệu đồng/hộ/năm, cao gấp từ 7 - 12 lần so với các hộ không tham gia du lịch OCOP. Cá biệt, có hộ thu nhập đạt đến 100 triệu đồng/năm, góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo cho các nhóm DTTS, tạo thêm nguồn lực cho việc xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương”, ông Hà Văn Thắng chia sẻ.

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai đánh giá, với việc quan tâm, đầu tư và tham gia “sân chơi” OCOP sẽ giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch các địa phương trong tỉnh, nâng thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.

Hiện, du lịch Lào Cai có nhiều tiềm năng để “đánh thức” và nâng cấp thành sản phẩm OCOP. Ngành “công nghiệp không khói” này đã và đang được tỉnh quan tâm, có nhiều chính sách khuyến khích phát triển và có định hướng lâu dài. Việc xây dựng các sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng, bán hàng đem lại nhiều lợi ích cho người dân và cộng đồng như khai thác, bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao thu nhập cho người dân và gắn với phát triển du lịch bền vững.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững loại hình du lịch cộng đồng tạo ra các sản phẩm du lịch đạt OCOP, các địa phương trong tỉnh phải có quy hoạch cụ thể, không phát triển ồ ạt, không gây tác động lớn vào không gian văn hóa và hệ sinh thái. Bên cạnh đó là việc giữ gìn, tôn trọng những giá trị bản địa, phát huy bản sắc văn hóa của từng vùng, miền trong tỉnh nhằm tạo sức hút với du khách từ những điểm khác biệt, đảm bảo người dân thực sự được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương.

Tạp chí Vnbusiness null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

fb yt zl tw