Phát triển kinh tế số tổng thể, toàn diện, bao trùm, ưu tiên chất lượng

Đó là phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 với trọng tâm thảo luận về kinh tế số. Phiên họp kết nối trực tuyến toàn quốc từ trụ sở Chính phủ tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự phiên họp tại điểm cầu Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Phiên họp tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

IMG_8822.JPG
Các đại biểu tại điểm cầu Lào Cai tham dự phiên họp.

Nhiều kết quả nổi bật trong chuyển đổi số

Báo cáo tại phiên họp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian qua, công tác chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số. Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quan trọng hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số.

Các cơ quan Nhà nước tiếp tục khai thác, vận hành hiệu quả các Cơ sở dữ liệu quốc gia trong quản lý, điều hành kinh tế - xã hội. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai, khai thác tối đa giá trị của dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 18 bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và 4 doanh nghiệp; đồng bộ thành công trên 268 triệu thông tin người dân; tiếp nhận hơn 1,5 tỷ yêu cầu xác thực thông tin (tăng 213 triệu so với năm 2023)...

Về phát triển hạ tầng số, hiện nay có 80,2% hộ gia đình sử dụng cáp quang internet băng rộng; 100% xã kết nối internet cáp quang...

Về phát triển Chính phủ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp có 80,44% thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình được cung cấp trực tuyến; 47,79% thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình được cung cấp toàn trình.

Về phát triển kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2021, 2022 lần lượt là 11,91%, 14,26%. Tỷ trọng kinh tế số/GDP năm 2023 ước đạt 16,5% với tốc độ tăng 20%, gấp 3 lần tăng trưởng GDP.

Về phát triển xã hội số, Bộ Công an đã cấp trên 86 triệu thẻ căn cước công dân gắn chíp; tiếp nhận trên 74,85 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt trên 53,62 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân (đạt 71,63% hồ sơ tiếp nhận). Ứng dụng VNeID đã được tích hợp 8 dịch vụ tiện ích, đã có 29,3 triệu lượt truy cập.

100% các cơ sở khám - chữa bệnh có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt...

Nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế số Việt Nam năm 2024

Tại phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vừa ban hành kế hoạch hoạt động năm 2024, trong đó xác định trọng tâm của Chuyển đổi số quốc gia với chủ đề “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.

Chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số đặt ra mục tiêu tỷ trọng kinh tế số trong GDP năm 2025 tối thiểu 20%, năm 2030 tối thiểu 30%. Thực tế ước tính tỷ trọng này năm 2021 ước đạt 11,91%, năm 2022 ước đạt 14,26%, năm 2023 ước đạt 16,5%. Để đạt được mục tiêu năm 2025, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế số hằng năm phải gấp 3 - 4 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tức là từ 20 - 25% một năm. Đây là nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá.

kinh tế số.jpg

Tập trung phát triển kinh tế số

Tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực, cố gắng, những kết quả mà các ngành, địa phương đã thực hiện được, sự đồng lòng, tích cực ủng hộ của người dân, doanh nghiệp trong thời gian qua.

Thủ tướng chỉ đạo phát triển kinh tế số phải hiện thực hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước, phù hợp với địa phương, cơ quan, đơn vị, huy động sự tham gia của cộng đồng, người dân, doanh nghiệp. Phát triển kinh tế số là đòi hỏi khách quan, là yêu cầu bắt buộc và phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ. Các ngành, địa phương phải tập trung phát triển kinh tế số bền bỉ, không ngừng nghỉ, coi đây là nhiệm vụ chỉ có điểm bắt đầu, không có điểm kết thúc; cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn để nỗ lực bắt kịp, vượt lên các quốc gia khác; cần phát triển kinh tế số tổng thể, toàn diện, bao trùm, ưu tiên chất lượng hơn số lượng.

thủ tướng.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp.

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm: Lãnh đạo các ngành, địa phương có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hoàn thành có trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ chuyển đổi số. Cần tập trung tăng cường 3 nội dung: tăng cường nâng cao nhận thức, vai trò về chuyển đổi số đến người dân, doanh nghiệp, nhất là người đứng đầu về công tác chuyển đổi số; tăng cường tiềm lực cho chuyển đổi số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên bố trí nguồn lực; tăng cường hợp tác công - tư, kích hoạt và huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh 5 nội dung: thể chế; hạ tầng; đổi mới sáng tạo và lập nghiệp; phát triển nguồn nhân lực số, kỹ năng số, công dân số; đảm bảo an ninh an toàn thông tin.

Thủ tướng đề nghị mỗi bộ ngành, địa phương có một đề án về chuyển đổi số giống như bộ công an đã làm; đề nghị các bộ liên quan sớm trình kế hoạch về phát triển công nghiệp bán dẫn; các bộ, ngành địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, căn cứ nhiệm vụ cụ thể, tình hình thực tế để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw