Đẩy mạnh chuyển đổi số tạo động lực tăng trưởng kinh tế

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS), Ủy ban Quốc gia về CĐS tại phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023, tổ chức chiều 28/12.

22-1691-76.jpg
Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các địa phương và 1 số bộ, ngành Trung ương.

Tham dự phiên họp tại điểm cầu Trung ương có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố và 1 số bộ ngành Trung ương.

Tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

33-7358-2197.jpg
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp tại đầu cầu Lào Cai.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 được xác định là năm dữ liệu số quốc gia, trong năm cơ quan nhà nước đã đưa vào vận hành, khai thác 7 cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia. Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục cơ sở dữ liệu đạt 64%. Số CSDL chuyên ngành tại các bộ, ngành, địa phương được thiết lập tăng 38,5% so với năm 2022, từ 1.280 CSDL lên 2.087 CSDL.

Công tác chuyển đổi số của Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Quốc tế đánh giá cao Việt Nam về tốc độ chuyển đổi số như: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46 (tăng 2 bậc so với năm 2022); báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP…

quang-canh-hoi-nghi-tai-diem-cau-tinh-lao-cai-3343-6124.jpg
Đại biểu dự họp tại đầu cầu Lào Cai.

Về việc xóa các điểm lõm sóng, trong giai đoạn 2021 - 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã điều phối các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng di động tại 2.433/2.853 vùng lõm sóng. Tốc độ mạng của Việt Nam năm 2023 tăng từ 15 - 30% so với năm 2022. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực cũng đạt được kết quả ấn tượng, trong đó, du lịch trực tuyến tăng 82%, thanh toán số tăng 19%, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á.

Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5%.

44-964-5585.jpg
Đại biểu đóng góp ý kiến tại phiên họp bằng hình thức trực tuyến.

Đối với Lào Cai, năm 2023, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh xác định 75 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó 50 nhiệm vụ đã hoàn thành, 19 nhiệm vụ đang thực hiện, 6 nhiệm vụ chưa thực hiện.

Tỉnh đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện có kết quả 17/24 nhiệm vụ; thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số với Tập đoàn Viettel 20 nhiệm vụ trọng tâm để phối hợp thực hiện trong 2 năm tiếp theo. Cổng chuyển đổi số của tỉnh hoạt động từ tháng 10/2022, đến nay đã có 490 nghìn lượt truy cập…

Hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh được cải thiện. Có 1.548/1.562 (tương đương 99%) trung tâm các thôn, tổ dân phố được phủ sóng di động 3G, 4G. Hoàn thành tích hợp, kết nối kho dữ liệu giấy tờ cá nhân dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia. Hệ thống dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp 1.655/1.655 dịch vụ công lên Cổng dịch vụ công quốc gia (đạt 100%), là 1 trong 17 tỉnh, thành phố đứng đầu có tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến từ 50% trở lên.

66-9587-8003.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo phiên họp.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác thực hiện chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, thời gian tới, các ngành, địa phương cần có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong phát triển chuyển đổi số; có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, tạo bước đột phá, nỗ lực vượt lên trong phát triển kinh tế số ngang tầm khu vực gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng.

Phát triển kinh tế số phải lấy tri thức làm cốt lõi. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế số, hạ tầng số, ứng dụng số hiện đại, liên thông, mang lại hiệu quả cao. Phát triển kinh tế số toàn diện nhưng đề cao chất lượng, không chạy theo số lượng; ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn với tăng năng suất lao động, mở ra không gian phát triển mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

fb yt zl tw