Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Công việc lồng tiếng, thu âm sách nói đứng trước nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo cạnh tranh gay gắt.
Công việc lồng tiếng, thu âm sách nói đứng trước nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo cạnh tranh gay gắt.

Nhiều người thu âm sách nói, nghệ sĩ lồng tiếng đứng trước nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo (AI) thay thế.

"AI không biết tiếng rên trong đau khổ hay sung sướng nghe như thế nào. Bản năng cảm xúc thật sự của con người khiến cho việc kể chuyện trở thành một kỹ năng nguyên thủy và quý giá".

Đây là một tâm sự rất thật lòng với tờ The Guardian của Annabelle Tudor, một nghệ sĩ đọc sách nói tại Melbourne, Úc, người đã thu âm 48 đầu sách trong sự nghiệp.

Lo lắng của cô không chỉ là việc bị trí tuệ nhân tạo giành mất việc làm, mà sâu xa hơn là nỗi lo ngành sách nói, lồng tiếng mất đi sự kết nối tinh tế, đầy cảm xúc giữa người kể và người nghe.

Nỗi lo mất cần câu cơm

Theo The Guardian, Audible - nền tảng sách nói thuộc sở hữu của Amazon - gần đây đã triển khai công nghệ sản xuất sách nói tích hợp AI từ khâu đầu vào đến khi hoàn thiện sản phẩm, cho phép lựa chọn hơn 100 giọng đọc nhân tạo bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý với nhiều phương ngữ khác nhau.

Audible cũng hứa hẹn sẽ cập nhật công nghệ để "nâng cấp giọng đọc" theo thời gian. Trong năm nay, họ còn dự kiến triển khai tính năng dịch sách nói bằng AI. Những động thái này đang làm dấy lên tranh luận trong giới xuất bản toàn cầu.

Theo báo cáo NielsenIQ Bookdata năm 2024, hơn một nửa người nghe sách nói ở Úc cho biết họ đã tăng thời gian nghe trong 5 năm qua.

Tại Mỹ, doanh số sách nói tăng 13% trong năm 2023-2024.

Còn ở Anh, doanh thu sách nói đạt mức kỷ lục 268 triệu bảng Anh, tăng 31% so với năm trước, theo số liệu của Hiệp hội Nhà xuất bản Anh.

Đây cũng chính là lý do Apple, Amazon và Spotify lần lượt tung ra những chương trình sản xuất sách nói tự động bằng AI. Kể từ năm 2023, Amazon đã cho phép tác giả ở Mỹ có thể chuyển ebook thành audiobook thông qua "giọng đọc ảo" trên Kindle.

Jade Asha, diễn viên lồng tiếng, người thu âm sách nói tại Anh, cho biết cô đã gắn bó với công việc này từ năm 2017 và xem đây là nguồn thu nhập chính.

Cô chia sẻ với The Mirror sau đại dịch Covid-19, thị trường lồng tiếng đã trở nên bão hòa. Giờ đây AI lại càng khiến cơ hội nghề nghiệp này thu hẹp nhanh chóng:

"Chúng tôi hiểu rằng dùng AI có chi phí rẻ hơn thuê người thu âm giọng thật. AI đang cải tiến rất nhanh và công bố của Audible khiến tôi lo rằng "cần câu cơm" của chúng tôi sẽ biến mất vĩnh viễn trong tương lai".

Audible - nền tảng sách nói thuộc sở hữu của Amazon - gần đây đã triển khai công nghệ sản xuất sách nói tích hợp AI làm dấy lên sự lo lắng trong giới xuất bản toàn cầu
Audible - nền tảng sách nói thuộc sở hữu của Amazon - gần đây đã triển khai công nghệ sản xuất sách nói tích hợp AI làm dấy lên sự lo lắng trong giới xuất bản toàn cầu

Giọng đọc bằng AI có thể đánh mất tinh thần kể chuyện

Dorje Swallow, người thu âm sách nói từng gắn bó với các tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Chris Hammer, đã thu âm khoảng 70 cuốn sách nói. Anh tin rằng những người tạo ra giọng đọc bằng AI "không hiểu giá trị thật sự của việc kể chuyện bằng giọng".

Còn Chủ tịch Hiệp hội Diễn viên lồng tiếng Úc Simon Kennedy cho biết để hoàn thành một giờ sách nói, nghệ sĩ lồng tiếng thường mất gấp đôi hoặc gấp ba thời gian để thu âm, chưa kể thời gian đọc kỹ sách để hiểu nhân vật, giọng điệu.

Theo Simon Kenedy, việc dùng AI thay thế giọng đọc thật là "ưu tiên số lượng hơn chất lượng" và có thể làm "rẻ hóa" sách nói.
Theo Simon Kenedy, việc dùng AI thay thế giọng đọc thật là "ưu tiên số lượng hơn chất lượng" và có thể làm "rẻ hóa" sách nói.

Trong báo cáo gửi Quốc hội Úc, Hiệp hội diễn viên lồng tiếng Úc ước tính khoảng 5.000 công việc lồng tiếng ở Úc đang bị AI đe dọa. Simon Kennedy không bất ngờ trước tuyên bố mới của Audible nhưng gọi đây là "một bước đi sai lầm".

"Người nghe sách nói có một mối quan tâm, sợi dây liên kết đặc biệt với giọng đọc thật. Việc cắt bỏ cảm xúc bản năng của con người, rồi thay bằng máy móc lạnh lùng là đi ngược lại bản chất của trải nghiệm nghe sách nói", Simon nhận định.

Công nghệ nhân bản giọng đọc

Theo The Guardian, Audible khẳng định mục tiêu của công nghệ sản xuất sách nói tích hợp AI là "bổ sung chứ không thay thế giọng đọc người thật". Họ cho biết trong năm 2023 và 2024, hãng đã tuyển dụng số lượng nghệ sĩ thu âm sách nói nhiều hơn bao giờ hết.

Thậm chí, Audible còn đang thử nghiệm công nghệ "nhân bản giọng đọc", cho phép nghệ sĩ lồng tiếng tạo ra bản sao giọng của chính mình để phục vụ thu âm tự động.

Simon Kennedy cho rằng nghệ sĩ lồng tiếng nên cân nhắc chuyện tham gia nhưng "không nên kỳ vọng sẽ được trả công xứng đáng và có nguy cơ biến giọng đọc - tài sản cá nhân của mình - thành tài sản của một chuỗi robot vô hồn".

tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

fb yt zl tw