Phân biệt cúm thông thường với cúm A/H5N1 ra sao?

Hiện nay, nhiều dịch bệnh có dấu hiệu khởi phát khá giống nhau như cúm A/H5N1, cúm mùa, Covid-19… người dân không nên chủ quan, tránh nhầm lẫn dẫn đến việc tự ý điều trị sai, gây hậu quả đáng tiếc.

Sau nhiều năm không ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5N1 trên người, mới đây, Việt Nam vừa ghi nhận một ca nhiễm bệnh và tử vong (tại Khánh Hòa) do cúm gia cầm H5N1.

Bộ Y tế nhận định, thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Tuy nhiên, cũng tại thời điểm này, nhiều dịch bệnh khác có dấu hiệu khởi phát tương tự như cúm A/H5N1 cũng xuất hiện trong cộng đồng như cúm mùa, Covid-19,...

Ảnh minh hoạ.

Trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) chỉ ra rằng, với các triệu chứng lâm sàng, sẽ rất khó để phân biệt cúm thông thường hay cúm gia cầm H5N1.

Theo đó, các loại cúm mùa thông thường như cúm A, cúm B, hay Covid-19… và cúm gia cầm, người bệnh đều có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thông thường với như ho, sổ mũi, đau đầu, đau mỏi cơ, sốt,…

BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương).

Mặc dù cúm gia cầm H5N1 sẽ có diễn tiến nhanh hơn, nặng hơn với các dấu hiệu như đau tức ngực, khó thở, suy hô hấp,… với tỷ lệ tử vong cao, đến trên 50%.

Tuy nhiên, với các chủng khác như Covid-19, cúm A, cúm B,… bệnh nhân cũng có thể có những tiến triển nặng tương tự như viêm phổi, suy hô hấp,… mặc dù tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều.

Do đó, chỉ có cách làm xét nghiệm để xác định người bệnh có mắc cúm gia cầm H5N1 hay không.

Cụ thể, với các loại cúm H5N1, H1N1 thì có thể làm xét nghiệm PCR. Trong khi, với các xét nghiệm nhanh có thể xác định được cúm A, cúm B, Covid-19,…

Đối với những người bệnh ở xa, không có điều kiện đi khám tại các cơ sở có thể làm xét nghiệm chuyên sâu, có thể căn cứ vào tiền sử dịch tễ như bản thân có tiếp xúc với người nhà, bạn bè có biểu hiện cúm có nguồn lây rõ ràng và đã được làm xét nghiệm để xác định.

Đối với các trường hợp có tiền sử dịch tễ như bản thân tiếp xúc, chăn nuôi, giết mổ gia cầm, săn bắn chim di cư,… sẽ có nguy cơ mắc cúm A/H5N1 cao hơn.

“Hiện tại chưa có trường hợp ghi nhận cũng như bằng chứng rõ ràng việc cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, tuy nhiên virus vẫn có nguy cơ biến đổi động lực gây nên lây nhiễm từ người sang người.

Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, người dân cần chủ động thăm khám ngay cả khi có những triệu chứng nhẹ để phát hiện và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nặng”, chuyên gia nhấn mạnh.

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Người dân không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không giết mổ, sử dụng, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành đề nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế

Theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại một số cơ sở khám chữa bệnh đã liên tiếp xảy ra các vụ việc hành hung nhân viên y tế. Những vụ việc này gây mất trật tự và an toàn trong bệnh viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình khám chữa bệnh, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tinh thần của đội ngũ thầy thuốc và làm giảm sút động lực làm việc, tinh thần tận tụy cống hiến của nhân viên y tế.

Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Nhân ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5): Phát huy vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12/5) năm nay, Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) đưa ra thông điệp: “Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Chăm sóc sức khỏe cho người điều dưỡng cũng là tăng cường hiệu quả về kinh tế”. Thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của các điều dưỡng, đồng thời kêu gọi coi trọng, bảo vệ, đầu tư cho điều dưỡng vì một tương lai bền vững cho ngành điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Vẫn còn nhiều trẻ mắc sởi do cha mẹ chủ quan không tiêm vaccine

Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền về phòng tránh bệnh sởi, về chiến dịch tiêm vaccine sởi, nhưng vẫn có nhiều phụ huynh “quên” tiêm phòng cho con. Điều đó khó tránh khỏi nhiều bệnh nhi nhập viện với biến chứng nguy hiểm.

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Lào Cai có 1 bác sỹ được tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng

Bác sỹ Vàng Seo Sào làm việc tại Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà đã vinh dự được Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tuyên dương là 1 trong 10 "Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển vọng". Đây là phần thưởng cao quý dành cho cá nhân có thành tích xuất sắc, đặc biệt trong chuyển đổi số y tế và tiên phong trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2023 - 2024.

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Gia tăng ca bệnh sởi nặng

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, từ tháng 7/2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 4.500 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, trong những tháng gần đây, số ca mắc sởi gia tăng và nhiều ca diễn biến nặng.

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu điều trị và chi trả BHYT

Hiện nay, sự hỗ trợ chi trả từ BHYT còn eo hẹp khiến bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vẫn chưa được khám bệnh với chất lượng dịch vụ cao hơn; chưa được ứng dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại cho chẩn đoán bệnh sớm và chuyên sâu, phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu…

fb yt zl tw