Nông sản không thể dựa vào "giải cứu" và lòng trắc ẩn!

Làm sao để nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, không còn điệp khúc "giải cứu", "được mùa mất giá" như lâu nay vẫn là một bài toán lớn.

Được mùa mất giá, thiếu quy hoạch, thiếu dự báo thị trường hay tình trạng “nay ồ ạt trồng cây này, mai lại thi nhau chặt hạ để trồng cây khác”… vẫn là câu chuyện chưa bớt “nóng” và tiếp tục là các bất cập của nông sản Việt. Hết thanh long, khoai lang, cây cam sành rớt giá thê thảm, đến việc ồ ạt chặt hạ cây điều để trồng sầu riêng vượt quy hoạch xôn xao suốt thời gian qua.

Vùng trồng thanh long (Ảnh minh họa).

Vùng trồng thanh long (Ảnh minh họa).

Còn nhớ trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây, đại biểu Nguyễn Thanh Phong - đoàn Vĩnh Long nêu thực trạng, hiện nay diện tích trồng sầu riêng trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng lên do giá cả tăng cao, vì vậy phong trào phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng thiếu kiểm soát, có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường khi cung vượt cầu.

Cũng trong phiên chất vấn đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan thừa nhận, làm sao để hóa giải được lời nguyền “được mùa mất giá” và vấn đề liên quan tới hiệu ứng của cây sầu riêng không chỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long mà còn ở cả Đông Nam Bộ và nhất là Tây Nguyên.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, chúng ta không nên dùng từ “giải cứu” nông sản nữa, vì nói hàng giải cứu thì nông sản càng rớt giá. Bộ trưởng đề nghị cần tư duy lại chỗ này. “Chúng ta không cấu trúc lại ngành hàng, không đưa bà con vào hình thức hợp tác nào đó thì chúng ta không bao giờ thành công. Đừng đánh giá doanh nghiệp ép giá người nông dân. Có doanh nghiệp chụp hình gửi cho tôi khoai lang từ Vĩnh Long đưa ra cửa khẩu 40% phải bỏ vì không đủ quy cách, chủng loại” - ông Hoan dẫn chứng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định, thiếu sự liên kết, phân công lao động và tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lợi thế vùng và địa phương, dẫn đến tính chuyên môn hóa thấp, dễ xảy ra ùn ứ cục bộ về nguồn cung và thị trường, điệp khúc "được mùa mất giá" vẫn cứ diễn ra.

Với người nông dân, khi vụ mùa bội thu lẽ ra phải là niềm vui lớn. Vậy mà thay vì hân hoan, khuôn mặt khắc khổ ấy lại hằn nỗi buồn chất chứa vì sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Rõ ràng, đầu ra sản phẩm nông nghiệp là một bài toán lớn mà chưa có một lời giải căn cơ. Một nền nông nghiệp phát triển bền vững không thể dựa vào “giải cứu” và lòng trắc ẩn của người tiêu dùng.

Trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay, người nông dân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt “luật chơi” của thị trường thế giới mới mong mở rộng đầu ra cho sản phẩm. Việc Ủy ban châu Âu (EC) phạt “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này do tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định chính là lời cảnh báo nghiêm khắc cho ngành thủy sản Việt Nam nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung.

Trong xu hướng hiện nay, nông nghiệp muốn phát triển thì việc “liên kết 4 nhà”: Nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp là tất yếu. Sự liên kết này phải chặt chẽ, đồng bộ đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên thì mới đưa được sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Đau đáu trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của ngành.

Khẩn trương quy hoạch thành các vùng trồng vùng nuôi, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu của quá trình sản xuất. Tăng cường tổ chức sản xuất, xuất khẩu theo chuỗi liên kết, tổ chức hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, tập trung, gắn sản xuất với những tín hiệu của thị trường, liên kết nông dân bằng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, các khâu sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối, tiêu thụ được đặt trong một chuỗi giá trị với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kể cả những thị trường truyền thống và thị trường mới còn nhiều tiềm năng; xây dựng nội dung đàm phán về mở cửa thị trường, kiểm dịch động thực vật và các yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan cho hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và các tiêu chuẩn hàng Việt Nam xuất đi các thị trường khác…

Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng tình trạng “giải cứu” nông sản những năm qua có trách nhiệm của chính người nông dân. Do đó, đối với nhà nông - chủ thể chính của nền nông nghiệp cần phải thay đổi một cách căn bản tư duy sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, bám sát thông tin thị trường… Tất cả những cố gắng sẽ như “công dã tràng” nếu không có sự đổi mới từ chính họ.

Báo Công Thương

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị với các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chính phủ tổ chức lễ khởi công, khánh thành trực tuyến đồng thời trên cả 03 miền Bắc - Trung - Nam các công trình, dự án quan trọng và các công trình lớn để chào mừng 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, dự kiến vào ngày 19/4/2025.

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Giá vàng chiều nay (7/4): Thị trường quốc tế lao dốc không phanh

Theo ghi nhận vào chiều nay (7/4), giá vàng trong nước cơ bản bình ổn, chỉ có giá vàng tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu tăng 300 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm nhanh khi rớt từ mốc 3.036 USD/ounce xuống 2.987 USD/ounce, mất 55 USD/ounce vào thời điểm buổi sáng nay.

“Cầu nối” đưa sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Yên ra thị trường

“Cầu nối” đưa sản phẩm nông nghiệp Vĩnh Yên ra thị trường

Những năm gần đây, đến với các hội chợ trưng bày các sản phẩm nông, lâm sản của tỉnh, huyện Bảo Yên, gian hàng xã Vĩnh Yên được khách hàng ghé thăm, tìm hiểu và mua nhiều sản phẩm làm quà, trong đó có các sản phẩm mang nhãn hiệu Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Vĩnh Yên như tinh dầu quế, tinh dầu sả…

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

Khảo sát dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên

HĐND huyện Bảo Yên vừa thực hiện đợt khảo sát chuyên đề về tình hình thực hiện dự án trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, bên cạnh những kết quả đạt được, việc mở rộng diện tích trồng dâu còn chậm, đến nay mới trồng được 52,3 ha, đạt 17,3% so với chỉ tiêu giao năm 2025 là 300,7 ha.

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.

Kỳ vọng mức thuế đối ứng thấp nhất với nông sản Việt

Kỳ vọng mức thuế đối ứng thấp nhất với nông sản Việt

Nông sản Việt không cạnh tranh trực tiếp với nông sản của Hoa Kỳ, hơn nữa thị phần nông sản Việt tại Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt có niềm tin trong các vòng đàm phán sắp tới giữa hai Chính phủ Việt Nam - Hoa Kỳ, các sản phẩm nông sản sẽ được xem xét với mức thuế đối ứng thấp nhất.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Khánh thành Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT)

Khánh thành Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT)

Sau 30 tháng tập trung tối đa nguồn lực và thi công thần tốc, sáng nay (5/4), Tập đoàn Hateco chính thức khánh thành Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), về đích trước tiến độ 2 tháng, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam.

fb yt zl tw