Nông dân tích cực chăm sóc địa lan Tết

Thời điểm này, người trồng địa lan trên địa bàn thị xã Sa Pa đã đưa lan xuống vùng thấp để chăm sóc, sẵn sàng cung ứng cho thị trường trong dịp tết Nguyên đán 2024.

1 tuần nay, anh Vàng A Phảng, thôn Suối Thầu, xã Tả Phìn tất bật vận chuyển những chậu địa lan Trần Mộng xuống khu vực xã Cốc San (thành phố Lào Cai) tiếp tục chăm sóc. Để vận chuyển những chậu địa lan từ Tả Phìn xuống xã Cốc San, anh thuê 3 nhân công đưa lan lên ô tô chở đến nơi tập kết. Trước đó, anh Phảng đã thuê đất, dựng rào, căng lưới che… làm nơi chăm sóc lan. Dịp tết Nguyên đán 2024, anh Phảng dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 100 chậu địa lan Trần Mộng.

hoa-lan1-3252.jpg

Anh Phảng tâm sự: Cành hoa địa lan khi còn non rất mềm, dễ gãy nên phải bó cẩn thận, quá trình vận chuyển, chỉ một sơ suất nhỏ có thể làm gãy, dập nát nụ, hỏng cả chậu hoa. Hơn 1 tuần chúng tôi mới đưa hết 100 chậu hoa từ xã Tả Phìn về xã Cốc San. Năm nay thời tiết thuận lợi, địa lan nhiều nhành, nhiều nụ hơn năm trước nên hy vọng giá lan sẽ cao, lượng tiêu thụ tốt hơn năm trước.

Những ngày này, anh Vàng A Phàng, thôn Lủ Khấu, xã Tả Phìn cũng dồn sức chăm chút những chậu địa lan tết của gia đình. Ngoài việc thuê đất, di chuyển lan về vùng thấp, căng lưới che nắng cho lan, anh cắt tỉa lá vàng, nhành xấu, nụ hoa bị dập, thối, nấm. Với những chậu ghép mới, anh còn sử dụng phân chuồng hoai mục trộn với mùn cưa để bổ sung dưỡng chất cho lan.

hoa-lan-2-4160.jpg

Nói về việc chăm sóc địa lan, anh Phàng cho biết: Địa lan là cây trồng có giá trị kinh tế cao, hợp với thời tiết lạnh như ở xã Tả Phìn nên chăm sóc không quá khó. Thông thường, 1 năm, người trồng lan sẽ có 2 lần chuyển chậu, bổ sung phân chuồng hoai mục trộn trấu hoặc mùn cưa làm giá thể cho cây phát triển. Cách tết Nguyên đán 2 tháng, lan được đưa về vùng thấp chăm sóc, dưỡng hoa. Mặc dù năm 2023 nhuận 1 tháng âm lịch nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thời điểm ra hoa vì người trồng lan nắm rõ quy luật sinh trưởng, phát triển của loại hoa này. Tất cả các vườn đều áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để cây ra hoa đúng dịp tết.

hoa-lan-3-8367.jpg

Không chỉ đưa địa lan xuống vùng thấp, cắt tỉa, chăm sóc, nhiều hộ trồng địa lan ở Sa Pa còn tăng cường tìm kiếm thị trường, tiếp thị địa lan trên internet, mạng xã hội. Anh Vàng A Páo, một hộ trồng lan ở xã Tả Phìn cho biết: Hiện tại, trên mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm buôn bán địa lan với số lượng hàng chục nghìn thành viên, nên ngoài bán trực tiếp, chúng tôi cũng đăng bán trên các trang này. Nhờ có mạng xã hội, việc tiêu thụ địa lan trong những năm gần đây thuận lợi hơn.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa, trên địa bàn thị xã Sa Pa đang trồng khoảng 100.000 chậu địa lan, chủ yếu là giống địa lan Trần Mộng. Ngoài ra, một số hộ bắt đầu đưa các giống mới như địa lan vàng Hoàng Hậu, địa lan Sato… vào trồng thử nghiệm. Đa số địa lan của thị xã Sa Pa được trồng ở các xã Tả Phìn, Hoàng Liên, Ngũ Chỉ Sơn và phường Hàm Rồng. Dự kiến dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, có gần 30.000 chậu địa lan đủ điều kiện phục vụ thị trường. Hiện các hộ kinh doanh, trồng lan đang tích cực đưa cây về vùng thấp chăm sóc, điều tiết thời gian hoa nở phục vụ thị trường tết.

Theo đánh giá của các chủ vườn, năm nay hoa lan nhiều nhành, nụ mập đồng đều, màu lá xanh, có thể nở đẹp đúng dịp tết Giáp Thìn 2024. Nếu thị trường thuận lợi, người dân Sa Pa có thể thu về hàng chục tỷ đồng từ địa lan.

Điều kiện tự nhiên phù hợp, nhiều năm qua, người dân các địa phương trên địa bàn thị xã Sa Pa đã phát triển mô hình trồng địa lan theo hướng hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao. Địa lan tiếp tục là cây trồng chủ lực được chú trọng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân Sa Pa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

[Ảnh] Cánh đồng Hợp Thành rực rỡ sắc vàng

Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) như được khoác lên tấm áo mới với gam màu vàng rực rỡ của những tràn ruộng bậc thang đang vào độ chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, đồng bào các dân tộc Tày, Xá Phó, Giáy… nô nức ra đồng, thu hoạch hạt vàng sau một thời gian chăm sóc vất vả.

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Nông dân chung tay xử lý chất thải chăn nuôi

Thay đổi phương thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng những mô hình nhỏ, dễ làm đang được các cấp hội nông dân trong tỉnh chú trọng, bởi vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nông dân, vừa đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Gỡ bỏ rào cản pháp lý để phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp

Những năm qua, các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, cây trồng chuyển gen được xem như là một trong những giải pháp giảm thiểu những thiệt hại trên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, các doanh nghiệp không mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học.

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Khôi phục sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

fbytzltw