Nông dân thu nhập cao từ cây vụ đông

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, thị trường ổn định, sản xuất cây vụ đông năm 2023 trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho nông dân.

Vụ đông năm 2023, huyện Bắc Hà tổ chức sản xuất 350 ha cây vụ đông (342 ha rau, đậu các loại, 4 ha ngô ngọt, 4 ha khoai lang). Đến thời điểm hiện tại, hầu hết diện tích trồng cây vụ đông trên địa bàn huyện Bắc Hà đã được người dân thu hoạch xong. Năng suất cây vụ đông đạt trung bình 15,8 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 5.516 tấn, bình quân thu nhập ước đạt 188,8 triệu đồng/ha canh tác, giá trị sản xuất vụ đông đạt hơn 66,06 tỷ đồng.

Vudong (2).jpg

Tận dụng 3 sào đất cấy lúa một vụ và đất dưới tán mận, vụ đông vừa qua, chị Hoàng Thị Hình (thôn Na Lo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà) đã sản xuất các giống rau theo hình thức gối vụ. Cải đắng, cải làn, cải xòe lấy ngồng, rau đậu Hà Lan… là các loại cây trồng được chị lựa chọn để sản xuất vì có thị trường tiêu thụ ổn định.

Rau trồng ở Bắc Hà có độ ngon, ngọt cao nên dễ tiêu thụ. Thông thường, thương lái hoặc đại diện các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn huyện sẽ đến thu mua tại vườn. Đôi khi, tôi thu hoạch rau rồi gửi cho khách hàng tại thành phố Lào Cai. Tôi cũng mang ra chợ phiên dịp cuối tuần để bán cho du khách. Trung bình rau cải được bán với giá 10 - 15 nghìn đồng/kg và rau đậu Hà Lan là 25 nghìn đồng/kg. Trong 3 tháng sản xuất cây vụ đông, gia đình tôi có thêm thu nhập gần 30 triệu đồng.

Chị Hoàng Thị Hình, thôn Na Lo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Bắc Hà đã có một vụ đông sản xuất thắng lợi, giá trị cao nhờ nông dân tích cực sử dụng giống cây trồng phù hợp, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đưa máy móc, thiết bị vào sản xuất và thời tiết thuận lợi… Sản xuất vụ đông tại Bắc Hà có thị trường ổn định do trên địa bàn có 3 hợp tác xã (Hợp tác xã Na Hối, Hợp tác xã Cồ Dề Chải và Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái Tà Chải) liên kết với các hộ dân trong sản xuất và tiêu thụ rau sạch với diện tích 140 ha, năng suất đạt 16 tấn/ha, sản lượng đạt 2.240 tấn, giá trị đạt 26,8 tỷ đồng. Trên địa bàn cũng có nhiều tiểu thương thường xuyên mua rau, đậu các loại cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Vudong (4).jpg

Tại huyện Văn Bàn, mặc dù thời điểm đầu vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, một số diện tích cây trồng vụ đông bị thiếu nước tưới, liên kết hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định… nhưng sản xuất vụ đông năm 2023 vẫn đạt kết quả tốt. Với diện tích sản xuất 1.379 ha, nông dân huyện Văn Bàn thu hoạch 7.498 tấn rau, đậu các loại, 752 tấn khoai lang, 80 tấn khoai tây và 5.237 tấn ngô các loại; tổng giá trị sản xuất vụ đông đạt 135,66 tỷ đồng, bình quân đạt 98,4 triệu đồng/ha.

Với những kết quả đạt được từ sản xuất vụ đông năm 2023, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chủ động gieo trồng các cây trồng phù hợp, tạo sản phẩm hàng hóa tập trung. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có tiềm lực, tâm huyết tham gia chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, hướng tới phát triển sản xuất vụ đông bền vững, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, đưa cây vụ đông phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu của địa phương trong những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn.

Không chỉ huyện Bắc Hà và huyện Văn Bàn mà các địa phương khác như huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Mường Khương, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai… cũng có một vụ đông thắng lợi.

Vudong (1).jpg

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông trên đất ruộng và sản xuất theo hướng hàng hóa toàn tỉnh năm 2023 là 4.445 ha, trong đó có 3.014 ha rau, đậu; 1.179 ha ngô; 163,5 ha khoai lang; 51,5 ha khoai tây và 36,2 ha hoa các loại. Tổng sản lượng cây vụ đông đạt 63.131 tấn và 2,3 triệu bông hoa. Giá trị sản xuất cây vụ đông năm 2023 đạt hơn 580 tỷ đồng, bình quân đạt 130,5 triệu đồng/ha canh tác. Một số cây trồng có giá trị sản xuất cao có thể kể đến như các loại hoa cắt cành, bình quân 799,8 triệu đồng/ha (riêng hoa ly 1,1 tỷ đồng/ha); khoai tây 176,8 triệu đồng/ha; rau 145,9 triệu đồng/ha…

Vudong (3).jpg

Thắng lợi trong sản xuất vụ đông 2023 sẽ là động lực để ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương tiếp tục triển khai những vụ sản xuất thành công, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương)

Sáng 17/11, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, UBND xã La Pan Tẩn và xã Tả Thàng (Mường Khương). Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

fbytzltw