Nông dân thôn San Lùng thu nhập trên 940 triệu đồng từ bán rượu đặc sản

LCĐT - Việc phát triển nghề thủ công truyền thống nấu rượu thóc đặc sản đã góp phần giúp đồng bào Dao đỏ thôn San Lùng nâng cao thu nhập.

Từ đầu năm 2016 đến nay, đồng bào Dao đỏ ở thôn San Lùng, xã Bản Xèo (Bát Xát) đã sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng 35.000 lít rượu thóc, đem lại nguồn thu trên 940 triệu đồng.

Đồng bào Dao đỏ thôn San Lùng nấu rượu thóc.
Đồng bào Dao đỏ thôn San Lùng nấu rượu thóc.

Thôn San Lùng có 46 hộ dân, hầu hết đều làm nghề nấu rượu thóc bằng men lá theo phương pháp cổ truyền. Trong đó, có khoảng 20 hộ nấu rượu thóc quanh năm để cung cấp cho thị trường.

Rượu thóc do đồng bào Dao đỏ ở thôn San Lùng sản xuất ra được Công ty Cổ phần rượu San Lùng thu mua. Giá rượu San Lùng bán tại thôn là 27.000 đồng/1 lít. Đối với rượu thóc nếp, có giá 40.000 đồng/1 lít. Trừ mọi chi phí, trung bình mỗi lít rượu, người dân được lãi 10.000 đồng.

Được biết, thời gian gần đây, việc tiêu thụ rượu thóc San Lùng chậm hơn những năm trước. Lý do vì trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nhiều loại rượu đặc sản là rượu Sim San ( xã Y Tý), rượu Nậm Pung ( xã Nậm Pung), rượu Séng Cù (xã Mường Vi).

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Lào Cai chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống logistics cửa khẩu

Lào Cai chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống logistics cửa khẩu

Với vị trí nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ quan trọng kết nối các nước trong khu vực ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc, Lào Cai có vai trò đặc biệt trong “cầu nối” các dòng hàng hóa hai chiều từ Trung Quốc sang ASEAN và khu vực châu Á khác.

Quy hoạch tạo diện mạo mới cho đô thị Sa Pa

Quy hoạch tạo diện mạo mới cho đô thị Sa Pa

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, thị xã Sa Pa sẽ có quy mô diện tích 6.090 ha, phạm vi gồm 6 phường nội thị và một phần xã Trung Chải (chia thành 5 phân khu). Việc quy hoạch này sẽ góp phần mang lại diện mạo mới để Sa Pa xứng tầm Khu du lịch Quốc gia.

fbytzltw