Nỗi buồn ở “thủ phủ” su su

Có mặt tại Ô Quy Hồ - “thủ phủ” su su của thị xã Sa Pa, chúng tôi dễ dàng nhận thấy sự thất vọng, chán chường của những hộ trồng loại cây này. Đỉnh điểm của sự thất vọng chính là người dân bỏ mặc, không thu hái, quả su su treo lủng lẳng trên giàn đã ra rễ, mọc mầm.

Hộ bà T.T.V, Tổ 1, phường Ô Quy Hồ trồng su su được gần 20 năm. Mỗi năm, gia đình bà V thu hoạch được hơn 50 tấn quả. Những năm trước, giá bán quả su su trung bình từ 2.000 -2.500 đồng/kg, gia đình bà V “bỏ túi” hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, vụ su su năm nay, đầu vụ bán được 7.000 đồng/kg nhưng thời điểm này sản lượng chỉ có vài chục kg. Khi vào chính vụ, giá quả su su “lao dốc”, có thời điểm còn 500 -700 đồng/kg, thậm chí mức giá này được giữ “ổn định” đến tận bây giờ. “Từ khi trồng su su đến nay, chưa bao giờ giá bán lại thấp và kéo dài đến như vậy”, bà V than thở.

ss 6.jpg
Người dân không thu hái, dẫn đến quả su su mọc mầm.

Theo tính toán của bà V, với giá bán 700 đồng/kg, thì một tấn quả su su mới được 700.000 đồng, trong khi tiền thuê nhân công thu hái từ 200.000 -300.000 đồng/người/ngày, mà một người không thể hái được 1 tấn quả/ngày. Cho nên, càng thu hái càng lỗ, nên hộ bà V để mặc cho quả su su ra rễ, mọc mầm trên giàn và quả rụng la liệt dưới đất. Cũng may gần đây, có hộ chăn nuôi với quy mô lớn đã đề nghị mua quả su su làm thức ăn cho gia súc, bà V đồng ý bán với giá rẻ như cho nhưng với điều kiện họ phải tự thu hái.

Cùng chung cảnh ngộ, hộ bà H.T.C, tổ 2, phường Ô Quy Hồ cũng không thiết tha với su su bởi giá bán xuống quá thấp. Những năm trước, mỗi vụ su su, hộ bà C thu được 80 - 120 triệu đồng từ bán quả su su (để ăn và làm giống). Vụ su su năm nay, với hộ bà C, thu nhập được 1/2 so với vụ năm trước đã là tốt lắm rồi. Bà C chia sẻ: Để có vụ quả, gia đình tôi phải bỏ ra 20 triệu đồng để mua phân bón, chưa kể công chăm sóc, thu hái. Nếu giá bán quả su su cứ thấp như hiện nay thì người trồng… sẽ thất thu. Có lẽ, sau vụ thu hoạch này, gia đình tôi sẽ thu hẹp diện tích, chuyển đổi sang trồng cây ăn quả ôn đới và hoa các loại, để tránh lâm vào tình trạng bi đát như này.

ss 4.jpg
ss 5.jpg
Quả su su rụng la liệt dưới đất.

Không chỉ hộ bà V, bà C, mà nhiều hộ khác ở “thủ phủ” su su Ô Quy Hồ cũng “nước mắt chảy ngược vào trong”, không buồn nhắc tới cây su su. Có hộ bỏ mặc, không thu hái dẫn đến đổ, sập cả giàn; quả để già, mọc mầm trong sự xót xa.

Được biết, thị xã có 200 ha su su, với sản lượng lên tới 12.000 tấn quả/năm, trong đó riêng phường Ô Quy Hồ có 120 ha. Ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sa Pa đã xác nhận, giá thu mua quả su su năm nay thấp hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, với những hộ tham gia liên kết sản xuất, Hợp tác xã Nông nghiệp Hoa Đào Sa Pa vẫn thu mua với giá 2.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi ha su su cho thu hoạch 60 tấn quả/năm thì người dân cũng có nguồn thu lên tới 120 triệu đồng, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích.

ss 2.jpg
ss 3.jpg
Người dân tranh thủ thu hái quả su su để bán cho khách lẻ.

Qua tìm hiểu, Hợp tác xã Nông nghiệp Hoa Đào Sa Pa liên kết sản xuất với 30 hộ trồng su su. Toàn bộ quả su su của các hộ liên kết đều được hợp tác xã thu mua để cung cấp cho thị trường Lào Cai và các chợ đầu mối tại Hà Nội, khu công nghiệp lớn của một số tỉnh. Đại diện Hợp tác xã Nông nghiệp Hoa Đào Sa Pa khẳng định, giá thu mua quả su su năm nay thấp hơn so với những năm trước khoảng 1.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do, năm nay là năm nhuận, nên vụ thu hoạch quả su su Sa Pa trùng với Mộc Châu (Sơn La) gần 2 tháng, trong khi những năm trước chỉ trùng khoảng 10 - 15 ngày, dẫn đến lượng cung ra thị trường lớn, chưa kể lượng quả su su nhập từ Trung Quốc về cũng không ít. Mặt khác, những khó khăn do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến thị trường nói chung, trong đó có nông sản, khiến sức mua giảm.

Một bất lợi lớn đối với vùng trồng su sa Sa Pa so với Mộc Châu chính là cự ly và thời gian vận chuyển của Mộc Châu ngắn hơn, dẫn đến chi phí vận chuyển ít hơn và giá bán sẽ thấp hơn, mặc dù chất lượng quả su su Sa Pa được đánh giá rất cao.

Trước tình trạng trên, ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sa Pa khuyến cáo: Người dân cần chăm sóc cây su su đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm; liên kết chặt chẽ từ khâu trồng, chăm sóc đến tiêu thụ để hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw