Những ngôi làng thanh bình tại Trường Sa

Xa đất liền hàng trăm hải lý, ở nơi tiền tiêu của Tổ quốc, có những ngôi làng nhỏ bé, hết sức thanh bình, vẫn có đầy đủ trường học, trạm y tế phục vụ.

Xa đất liền hàng trăm hải lý, ở nơi tiền tiêu của Tổ quốc, có những ngôi làng nhỏ bé, hết sức thanh bình, có đầy đủ trường học, trạm y tế phục vụ. Những cư dân của các ngôi làng ấy đang an cư tại nơi đảo xa và thẳm sâu trong lòng mỗi người dân ấy là tình yêu biển đảo, quê hương, đất nước.

Giữa 4 bề sóng vỗ, tại một góc của hòn đảo Song Tử Tây xinh đẹp, có một ngôi làng nhỏ bé, bình dị, chỉ với 7 hộ dân sinh sống. Họ là những cặp vợ chồng trẻ, với 2 con nhỏ, sống trong những ngôi nhà cận kề nhau, “không có quá nhiều khác biệt”. Có chăng chỉ khác một số vật dụng trong nhà, những loại rau trồng trong vườn, hay số lượng vật nuôi ở trong chuồng. Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, điều kiện kinh tế của những hộ gia đình ở đây cũng không hề chênh lệch.

Hằng ngày, những người đàn ông trong các hộ gia đình tham gia đội ngũ dân quân, đoàn thanh niên, cùng bộ đội tham gia nhiều hoạt động trên đảo. Còn những người phụ nữ ở nhà cần mẫn trồng rau, nuôi lợn, gà và chăm con cái học hành. Khi bóng chiều buông xuống, họ gặp nhau, thong dong đạp xe chở những đứa nhỏ dạo trên những con đường rợp bóng cây, để tận hưởng làn gió biển mặn mòi. Cuộc sống ở đây cứ thế trôi đi từ ngày này qua ngày khác, không ồn ào, vội vã, không đông đúc, nhộn nhịp và không tiếng còi xe.

Lớp học trên đảo Song Tử Tây

Chia sẻ với chúng tôi về cuộc sống ở đây, chị Lê Thu Trang - một hộ dân trên đảo cho biết: “Gia đình tôi có 4 người, gồm 2 con nhỏ, một trai và một gái. Chúng tôi sinh sống trên đảo đến nay đã được 3 năm rồi. Tôi thấy cuộc sống trên đảo vô cùng bình yên và hạnh phúc”.

Những mái ấm gia đình hạnh phúc còn được chính quyền, cán bộ, chiến sĩ trên đảo chở che, tạo điều kiện về mọi mặt. Tình quân dân khăng khít là sự hỗ trợ nhau lúc khó khăn, là những lần chia nhau cái bánh, mớ rau tăng gia.

Chị Lưu Thị Cẩm Hằng rất vui về những tình cảm ấm áp nơi đảo xa: “Đối với người dân sinh sống trên đảo Song Tử Tây, tình quân dân trên đảo rất đoàn kết, quan tâm lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn, giúp đỡ lẫn nhau. Chúng tôi vẫn chia nhau những chiếc bánh, món quà với các chiến sĩ trong khi các chiến sĩ thường sẻ chia các mớ rau tăng gia cho chúng tôi. Mọi người rất vui, sống tình cảm”.

Còn với những đứa trẻ theo cha mẹ ra đảo, tình yêu với chú bộ đội, với biển đảo quê hương được hun đúc từ sớm. Một cháu bé chia sẻ: “Con yêu các chú bộ đội vì các chú dạy cho chúng con những điều học tốt, hướng dẫn cho chúng con những trò chơi vui. Các chú bộ đội cầm súng canh gác cho chúng con được học tập mỗi ngày”.

Những ngôi làng thanh bình tại Trường Sa ảnh 2

Đi lễ chùa đầu năm.

Đó là lời chia sẻ hồn nhiên của cô bé Sầm Thị Trúc Ly, đang học chương trình lớp 3 tại trường tiểu học Song Tử Tây. Đây là một ngôi trường rất đặc biệt, chỉ với một lớp học cho tất cả những em bé theo bố mẹ ra đảo, hoặc được bố mẹ sinh ra tại nơi đảo xa; từ độ tuổi mầm non cho đến cô cậu học sinh lớp 4, lớp 5. Việc giảng dạy ở một lớp học nhiều độ tuổi như vậy tại nơi đảo xa chắc chắn không phải câu chuyện dễ dàng. Với hai thầy giáo của trường học, việc được “gieo chữ” nơi đây xuất phát từ sự thấu hiểu, đồng dành cho những đứa trẻ sinh sống xa đất liền; đây còn là niềm vinh dự, tự hào của bản thân cũng như gia đình.

Thầy Nguyễn Hữu Phú  cho biết: "Tôi rất vui mừng và tự hào vì được giảng dạy tại nơi đầu sóng ngọn gió, nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Không chỉ riêng tôi mà cả gia đình rất vinh dự và tự hào khi được góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho Trường Sa hết sức thiêng liêng; giúp các em có những kiến thức để sau này trở thành những công dân có ích cho xã hội”

Tại lớp học ấy, các thầy hằng ngày vẫn truyền thụ cho các công dân nhí Trường Sa các kiến thức trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy các em các kỹ năng mềm như ca hát, võ thuật, rồi những buổi học ngoại khóa, tìm hiểu về biển cả bao la hết sức thiết thực.

Cuộc sống tại những ngôi làng ở Trường Sa vẫn đang được cải thiện từng ngày, không chỉ có trường học, mà nhiều bệnh xá đã mọc lên, để chăm sóc cuộc sống người dân và cán bộ chiến sĩ. Nước ngọt cũng đã không còn khan hiếm như xưa nhờ các máy lọc nước biển được tài trợ, bể chứa nước mưa cũng đã lớn hơn. Điện cũng đã về đến từng nhà nhờ hệ thống năng lượng gió và mặt trời. Giữa bốn bề sóng vỗ, nơi ấy, hằng ngày vẫn có tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng học bài ê a của những đứa trẻ, tiếng gà gáy ban trưa. Được tận mắt chứng kiến những hình ảnh đẹp đẽ, bình dị nhưng cũng đầy sức sống ở nơi đầu con sóng, với chúng tôi Trường Sa thật gần, bởi đó là một phần máu thịt của Tổ quốc yêu thương.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Trong trận đấu tháng đầy kịch tính, với sự thông minh và tự tin trong từng câu trả lời, nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai - Đặng Duy Khánh liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.

Bất an với thức ăn đường phố

Bất an với thức ăn đường phố

Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tại các địa phương: Khánh Hòa, Đồng Nai, TPHCM với hàng trăm ca nhập viện, thậm chí có ca phải lọc máu để điều trị. Mối lo ngại về thực phẩm đường phố chưa bao giờ giảm đi, nhất là trong những ngày nắng nóng gay gắt.

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

165 hộ nghèo, cận nghèo của xã Xuân Quang được tặng bình chữa cháy

Ngày 3/5, Công an xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) phối hợp với Phân ban Phật tử Dân tộc Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bảo Thắng tổ chức tặng 165 bình chữa cháy xách tay với tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Xuân Quang.

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Lên phương án thanh tra, kiểm tra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cho tất cả các khâu: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo. Đồng thời, thanh tra Bộ, thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức trực trong suốt kỳ thi và có phương án sẵn sàng lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất. 

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

fb yt zl tw