Bấm còi liên tục khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

Nhiều người điều khiển ô tô, xe máy có thói quen bấm còi "vô tội vạ" mà không biết rằng đây là hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt khá nặng.

Theo Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có "bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22h đến 05h, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư".

Như vậy, người tham gia giao thông bằng ô tô, xe máy và các loại xe tương tự không được bấm còi liên tục ở bất cứ nơi đâu và bất cứ giờ nào; không được sử dụng còi xe trong thời gian từ 22h-05h hoặc sử dụng còi hơi vào bất cứ giờ nào khi đi trong khi đô thị, khu đông dân cư.

Việc bấm còi không "đúng nơi đúng chỗ" có thể bị phạt nặng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Cụ thể, đối với ô tô và các loại xe tương tự ô tô, việc sử dụng còi sai quy định sẽ bị xử phạt theo Điều 5, Nghị định 100 như sau:

- Phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng nếu bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau; bấm còi tại nơi có biển báo cấm sử dụng còi trừ các xe ưu tiên theo quy định;

- Phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục; bấm còi hơi trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Đối với mô tô, xe máy, việc sử dụng còi sai quy định cũng bị xử phạt nặng theo Điều 6, Nghị định 100 như sau:

- Phạt tiền từ 100-200 nghìn đồng đối với người điều khiển nếu bấm còi từ từ 22h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau trong khu đô thị, khu đông dân cư; bấm còi ở nơi cấm sử dụng còi, trừ trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

- Nếu bấm còi liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, người điều khiển bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng.

Có thể thấy, dù quy định của pháp luật và các mức xử phạt cho việc bấm còi xe "vô tội vạ" đã có từ lâu. Tuy nhiên trên thực tế thì người vi phạm lại rất ít khi bị dừng xe xử phạt về lỗi này.

Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm năm 2024

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm B khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng với hành vi chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

- Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng với hành khi không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Trường hợp cả người điều khiển và người ngồi sau xe đều không đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định sẽ bị phạt hành chính với tổng mức phạt vi phạm là 800.000 - 1.200.000 đồng.

Theo đó, mức phạt hiện tại đã cao gấp đôi trước đây khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy chỉ bị phạt tiền từ 200 - 300 nghìn đồng.

nguoiduatin.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
fb yt zl tw