Đề xuất bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng cần bổ sung nghề nấu ăn ở trường mầm non vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vì nó tương đồng như nghề nấu ăn ở nhà hàng, khách sạn…

Trong văn bản vừa gửi đến Bộ LĐ-TB&XH và Bộ và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ) đề nghị hai bộ nghiên cứu, đánh giá, quyết định bổ sung công việc “nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên” thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đề xuất trên của cơ quan đại diện cho người lao động dựa vào đơn đề nghị của các nhân viên nuôi dưỡng hiện đang công tác tại các trường mầm non công lập Hà Nội.

Hiện nghề nấu ăn ở trường mầm non chưa được quy định là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Hiện nghề nấu ăn ở trường mầm non chưa được quy định là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thêm vào đó, qua nghiên cứu, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận thấy hiện nay nghề nấu ăn cho từ 100 suất trở lên chỉ được công nhận là nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm khi diễn ra tại “các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể” và trong lĩnh vực .

Theo đó, công việc nấu ăn của nhân viên nuôi dưỡng tại các trường mầm non công lập không thuộc đối tượng trong danh mục của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đối chiếu với việc “nấu ăn trong các nhà hàng, khách sạn, các bếp ăn tập thể có từ 100 suất ăn trở lên” trong lĩnh vực du lịch, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận thấy công việc nấu ăn của các nhân viên nuôi dưỡng có nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn như cùng nấu ăn với số lượng lớn, điều kiện làm việc thậm chí khó khăn hơn do nhân sự ít, cơ sở vật chất hạn chế, thường xuyên phải làm việc ngoài trời dưới thời tiết khắc nghiệt.

“Song, với tính chất tương tự, việc công lập chưa được công nhận là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm…” - Tổng LĐLĐ lập luận.

Đại diện người lao động cũng cho rằng về tính chất đặc thù của bậc học mầm non, có thể thấy việc giáo dục trẻ trên lớp và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là hai nhiệm vụ quan trọng, song hành và không thể tách rời.

Cùng với công việc dạy trẻ, việc nấu ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khẩu vị, yêu cầu an toàn, vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và đảm bảo của trẻ. Do đó, công việc của các nhân viên nuôi dưỡng cần được quan tâm thực hiện các chế độ chính sách hợp lý.

Ngoài ra, mức lương của các nhân viên nuôi dưỡng hiện khá thấp và nhìn chung chưa thể hiện được sự bù đắp cho những rủi ro tiềm ẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, khả năng lao động từ công việc của họ.

“Vì vậy việc đưa nhóm người trên trên vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động…” - Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu quan điểm.

Chị Nguyễn Thị Thơm (ngụ quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết đã làm nghề nấu ăn ở trường mầm non được 05 năm và mỗi ngày các chị phải chuẩn bị từ 200 – 500 suất cơm. Điều kiện làm việc của các chị tương đối chật chội và tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động.

Cụ thể, các chị phải tiếp xúc với ẩm ướt, nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tư thế làm việc gò bó, thường xuyên làm việc với trang thiết bị dễ gây tai nạn, chịu ảnh hưởng từ các hóa chất tẩy rửa....

“Với công việc nặng nhọc như nêu ở trên, hiện rất nhiều nhân viên trong quá trình lao động đã gặp tai nạn, chịu thương tật vĩnh viễn…” - chị Thơm cho hay.

plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw