Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Những tiết học “không biên giới”

bg1.png
Những tiết học “không biên giới”.png

Xuất phát từ việc được chọn thực hiện tiết dạy chuyên đề cấp tỉnh với chủ đề “Tiên tiến - hiện đại - hội nhập” năm học 2018 - 2019, cô giáo Trần Thị Thu Nga đã tìm hiểu, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và thế là tiết học “không biên giới” được ra đời. Hình thức học kiểu mới được cô áp dụng hiệu quả. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 xảy ra, các tiết học tiếng Anh trực tuyến do cô đảm nhiệm vẫn diễn ra đúng tiến độ và được phụ huynh, học sinh đồng tình ủng hộ. Cũng từ đó, cô nảy sinh ý tưởng kết nối để học sinh có cơ hội giao lưu, trò chuyện với bạn bè và thầy cô nước ngoài.

Cô giáo Nga chủ động tham gia và trở thành thành viên của Cộng đồng Giáo viên sáng tạo Việt Nam (MIE Experts Vietnam), đại sứ của Tổ chức Giáo dục bền vững quốc tế (SPSC Ambassador). Cũng nhờ vậy, cô thuận lợi trong việc liên hệ, kết nối để tổ chức các tiết học “không biên giới” cho học sinh gặp gỡ, giao lưu với các lớp học, giáo viên và chuyên gia các nước trên khắp thế giới (Ba Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc…) thông qua các phần mềm kết nối trực tuyến miễn phí như Google Meets hoặc Skype.

bg1.png

Trên những bước đi đầu tiên, cô giáo Nga cùng học sinh của mình gặp nhiều khó khăn vì hạ tầng của trường chưa được đầu tư bài bản, việc tiếp cận công nghệ còn hạn chế… Những tiết học được cô chuẩn bị chỉn chu và chi tiết, từ lên ý tưởng và nội dung bài giảng, thiết kế bài giảng điện tử, liên hệ với giáo viên quốc tế, chuẩn bị thiết bị… cho đến việc vừa đứng lớp vừa điều phối nội dung cùng các điểm cầu nước ngoài. Thậm chí, cô còn vào vai kỹ thuật viên mỗi khi bị lỗi đường truyền…

bg10.png

Tiết học “không biên giới” không phải là đưa nguyên bài giảng lên môi trường mạng để dạy trực tuyến. Sự nổi bật của mô hình này là ứng dụng sáng tạo từ nền tảng công nghệ để nâng cao trải nghiệm học tập, như sử dụng Google Form để tạo bài kiểm tra ngắn đầu giờ, đồng thời kiểm tra sỹ số, tạo bài tập và bài kiểm tra chấm điểm tự động; sử dụng phần mềm PowerPoint để học sinh nắm thông tin trong bài giảng; nền tảng Flipgrid giúp học sinh tạo video luyện nói theo chủ đề; công cụ Quizlet giúp học sinh học và ôn luyện từ vựng…

bg4.png

Em Hồ Trâm Anh, học sinh lớp 7C tâm sự: Em rất háo hức khi tham gia tiết học “không biên giới”. Em cùng các bạn ôn lại ngữ pháp, từ vựng cũng như chuẩn bị các nội dung, hình ảnh liên quan đến chủ đề để chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn học sinh nước ngoài. Qua tiết học, em được trau dồi kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, được mở mang hiểu biết về văn hóa các nước và tự tin hơn trong việc thể hiện năng khiếu, sở thích cá nhân.

Những tiết học “không biên giới”.png

Trong năm 2023, cô giáo Nga đã sử dụng tích hợp liên môn vào các tiết học “không biên giới”. Những buổi học giờ đây không chỉ là bảng đen, phấn trắng mà trở nên sinh động, hấp dẫn theo từng chủ đề. Ví dụ như tiết học với chủ đề “Music and art” (âm nhạc và nghệ thuật), học sinh được thuyết trình, giới thiệu về âm nhạc và nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, đồng thời giao lưu văn hóa thông qua âm nhạc bằng 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Trung. Hoặc giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh của Việt Nam tại tiết học với chủ đề “Local historic sites and natural wonders” (di tích lịch sử địa phương và kỳ quan thiên nhiên) thông qua các câu chuyện, video, bài hát và trò chơi…

bg7.png

Không chỉ chủ động trong chuyên môn, cô giáo Nga còn đăng ký trở thành thành viên hướng dẫn của Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các lớp học “không biên giới” cho hơn 100 giáo viên trong cả nước, đồng thời tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn sử dụng Skype trong giáo dục theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo cho gần 200 giáo viên tiếng Anh khối THCS trong toàn tỉnh.

Cô giáo Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng nhà trường đánh giá: Những tiết học “không biên giới” do cô giáo Trần Thị Thu Nga tổ chức đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong dạy học ngoại ngữ của Trường THCS Lê Quý Đôn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Người trẻ hải ngoại hướng về Tổ quốc

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn lực người trẻ Việt Nam ở nước ngoài đang trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ trong nước. Họ được ví như những “cánh chim” tri thức, mang trong mình tinh hoa khoa học công nghệ thế giới và một trái tim luôn hướng về Tổ quốc, góp phần tạo cầu nối quốc tế, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Ngôi trường hạnh phúc dưới chân núi Hoàng Liên

Giữa mây mù và đá núi Sa Pa, Trường Tiểu học Tả Phìn hiện lên như một điểm sáng ấm áp, nơi mà mỗi đứa trẻ đến lớp không chỉ học con chữ mà còn được đắm mình trong những nét văn hóa truyền thống. Một ngôi trường bình dị nhưng đầy ắp niềm vui, tự hào - đúng nghĩa là mái nhà thứ hai của học trò vùng cao Sa Pa.

Thí sinh bắt đầu thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025 trên hệ thống

[Infographic] Mốc thời gian chính Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức diễn ra vào ngày 26 và 27/6. Để chuẩn bị cho Kỳ thi, các thí sinh bắt đầu đăng ký tham dự theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 21/4. Thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian Kỳ thi để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tại Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các khâu của Kỳ thi: Chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi; đồng thời chuẩn bị lực lượng để thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. 

fb yt zl tw