Nhà văn Khuất Quang Thụy được Hội Nhà văn Việt Nam giao phụ trách Tuần báo Văn nghệ

Thông tin trên được công bố trong trên trang thông tin điện tử của Hội Nhà văn Việt Nam ngày 13/6.

Nhà văn Khuất Quang Thụy.
Nhà văn Khuất Quang Thụy.

Trước đó, trong hai ngày 7 và 8/6, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa VIII) đã họp hội nghị lần thứ 8 sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2013, thảo luận sửa đổi quy chế giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, nhiệm kỳ 2010 - 2015 và triển khai thực hiện đề án quy hoạch đội hình báo chí, xuất bản của Hội...

Theo đó, hội nghị đã quyết định sáp nhập Tạp chí Nhà văn và Tạp chí Văn học nước ngoài thành Tạp chí Nhà văn và tác phẩm, do nhà văn Nguyễn Trí Huân phụ trách.

Với sự nhất trí cao, hội nghị đã cử nhà văn Khuất Quang Thụy, Phó Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ phụ trách Tuần báo Văn nghệ từ ngày 1/7/2013. Đồng thời giao cho nhà văn Khuất Quang Thụy lập phương án kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng Tuần báo Văn nghệ trình Ban Thường vụ Hội Nhà văn trong thời gian sớm nhất.

Nhà văn Khuất Quang Thụy, sinh ngày 12/1/1950, tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, nguyên là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Ông trở thành nhà văn chuyên nghiệp bắt đầu từ những trang viết khi còn là người lính bộ binh chiến đấu ở Sư đoàn 320A anh hùng trên các chiến trường Quảng Trị, Tây Nguyên, Sài Gòn - Gia Định... Khuất Quang Thụy là tác giả của các tác phẩm: “Trong cơn gió lốc” (tiểu thuyết, 1980), “Trước ngưỡng cửa bình minh” (tiểu thuyết,1985), “Những người ở bến Phù Vân” (tập truyện ngắn, 1985), “Thềm nắng” (tiểu thuyết, 1988), “Không phải trò đùa” (tiểu thuyết, 1985), “Giữa ba ngôi chùa” (tiểu thuyết, 1989), “Góc tăm tối cuối cùng” (tiểu thuyết, 1990), “Người đẹp xứ Đoài” (tiểu thuyết, 1991), “Những trái tim không tàn tật” (tập truyện, 1986), “Nước mắt gỗ” (tập truyện ngắn, 1996), “Bức tường lửa” (tiểu thuyết, 2000), “Đối chiến” (tiểu thuyết, 2012)...

Nhà văn Khuất Quang Thụy đã được trao giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, giải thưởng văn học của Bộ Quốc phòng và giải Nhất cuộc thi viết truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Khuất Quang Thụy hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (Khóa VIII), Trưởng Ban kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam , Tổng Biên tập trang thông tin điện tử Hội Nhà văn Việt Nam , Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Văn nghệ.

Nhà văn Khuất Quang Thụy là cộng tác viên thân thiết của Báo Lào Cai với một số tác phẩm gửi đăng trên Báo Lào Cai cuối tuần những năm đầu mới xuất bản và ông cũng đã từng giúp Báo Lào Cai mở lớp bồi dưỡng viết ký báo chí cho các cộng tác viên của báo năm 2004.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

fb yt zl tw