Nguy cơ thiếu nguồn vật liệu xây dựng

Nguy cơ thiếu nguồn vật liệu xây dựng ảnh 1

LCĐT - Nhiều mỏ khai thác cát, đá, sỏi đã hết hạn khai thác, đóng cửa mỏ, trong khi đó, nhiều vị trí được các địa phương đề xuất khai thác chưa phù hợp với quy hoạch nên chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều này gây khó khăn đến nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Anh Lê Minh Sơn, đại diện một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Si Ma Cai cho biết: Dù Si Ma Cai nhìn đâu cũng thấy đá nhưng lại không có mỏ đá xây dựng nào, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn để tìm nguồn đá phục vụ xây dựng.

Các doanh nghiệp đang thi công một số công trình, dự án xây dựng tại huyện Bắc Hà cũng bày tỏ lo lắng khi nhu cầu cát, đá xây dựng trên địa bàn lớn, trong khi chỉ có 1 mỏ đá còn hoạt động. Nguồn cung không đủ, các doanh nghiệp phải lấy đá từ mỏ Bản Cầm, vận chuyển xa, tốn thêm chi phí vào tiền cước vận chuyển.

Nguy cơ thiếu nguồn vật liệu xây dựng ảnh 2

Ngay tại huyện Bảo Thắng, trước đây có 38 điểm mỏ khai thác khoáng sản, trong đó có 18/38 mỏ đá, thì nay, hoạt động khai thác cũng thu hẹp, chỉ còn 2 mỏ đá tại Bản Cầm còn hoạt động.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2022, UBND tỉnh đã cấp 9 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; phê duyệt trữ lượng đối với 2 mỏ khoáng sản, cụ thể: Cấp 5 giấy phép mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường (2 giấy phép thăm dò, 3 giấy phép khai thác); cấp 3 giấy phép mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường (1 giấy phép thăm dò, 2 giấy phép khai thác); cấp 1 giấy phép khai thác đất sét làm gạch tuynel.

Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 91 giấy phép hoạt động khoáng sản đang còn hiệu lực của 71 tổ chức, cá nhân, trong đó UBND tỉnh cấp 57 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm: 2 giấy phép thăm dò (1 giấy phép thăm dò đá, 1 giấy phép thăm dò cát); 54 giấy phép khai thác (trong đó có 23 giấy phép khai thác đá xây dựng, 23 giấy phép khai thác cát).

Việc nhiều mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã hết hạn khai thác, phải dừng hoạt động, một số vị trí mới được chính quyền địa phương, đơn vị khai thác đề xuất nhưng chưa đủ điều kiện để cấp có thẩm quyền phê duyệt là nguyên nhân khiến việc đáp ứng nhu cầu vật liệu ở một số địa phương gặp khó khăn.

Lý giải về khó khăn, vướng mắc khi thực hiện việc xây dựng kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: Đa số các mỏ làm vật liệu xây dựng thông thường khi UBND cấp huyện và doanh nghiệp trình đề nghị bổ sung vào kế hoạch đấu giá là các mỏ mới và cơ bản chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Bên cạnh đó, khi UBND cấp huyện hoặc doanh nghiệp đề xuất không xác định được các khu vực dự kiến làm khu tập kết sản phẩm, bãi đổ thải, các công trình khu vực phụ trợ khác và nếu có cũng không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc các mỏ đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, đồng thời gây khó khăn, mất rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan để cấp giấy phép thăm dò, khai thác sau khi trúng đấu giá.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề nghị UBND tỉnh chưa xem xét bổ sung vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát, sỏi trên suối Bản Liền, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà.

Nguyên nhân là do khu vực đề nghị bổ sung đấu giá có bờ suối chủ yếu là đá lăn không ổn định, có nguy cơ sạt lở rất cao khi thực hiện khai thác; trữ lượng cát, sỏi không nhiều; không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường tự nhiên; quanh khu vực là điểm nhấn không gian phát triển du lịch, nên quan điểm của chính quyền xã là không đồng thuận việc khai thác cát, sỏi trên suối Bản Liền…

Cũng theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, qua nắm tình hình, nhu cầu đấu giá các mỏ không nhiều, nên việc lựa chọn các mỏ đưa vào kế hoạch đấu giá gặp khó khăn.

Một số trường hợp đã phê duyệt mỏ vào kế hoạch đấu giá, bán hồ sơ nhiều lần nhưng không có tổ chức, cá nhân mua hồ sơ tham gia đấu giá.

Các mỏ cát, sỏi hiện nay có trữ lượng cát, sỏi không lớn. Ngoài ra, do đa số khu vực có cát, sỏi thuộc các sông, suối trên địa bàn tỉnh nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện (thuộc đất quy hoạch cho năng lượng, không thuộc quy hoạch đất cho hoạt động khoáng sản).

Bên cạnh đó, việc xác định bước giá, giá khởi điểm gặp khó khăn do các mỏ vật liệu xây dựng thông thường đều chưa có tài liệu thăm dò.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trước khi đề xuất trình các mỏ khoáng sản vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, cần xác định cụ thể về ranh giới, phạm vi diện tích bao gồm cả khu vực mỏ (khu khai thác) và khu vực phụ trợ (bãi tập kết sản phẩm sau khai thác, khu chế biến, khu văn phòng, nhà ở công nhân, khu bãi đổ thải,…) đảm bảo cảnh quan, môi trường, không thuộc khu vực cấm, không thuộc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản…

Đồng thời, phải phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Trường hợp không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cần thực hiện các thủ tục trình điều chỉnh, bổ sung theo quy định…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

fb yt zl tw