Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc
Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.
Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.
Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.
Trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở tổ dân phố Bản Coóc, thị trấn Khánh Yên (huyện Văn Bàn), ông Hoàng Văn San lật giở cuốn sổ ghi chép những kỷ niệm về chiến trường Tây Bắc năm xưa, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ ông và các đồng đội góp phần làm nên chiến thắng. Nhưng có lẽ dấu mốc quan trọng không bao giờ ông Hoàng Văn San quên là tháng 7/1957, chàng thanh niên 22 tuổi dân tộc Tày trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đến với Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã giới thiệu những món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc được chế biến theo cách thức khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng biệt.
Người Tày ở Văn Bàn có nhiều tục lệ đặc sắc, trong đó nét văn hóa độc đáo gắn liền với tục thờ cúng tổ tiên, được truyền qua nhiều đời, là tục thờ cúng nhà ngoại trong những ngôi nhà nhỏ, xinh xắn dựng trong vườn. Người Tày gọi đó là “Hơn Nghe”.
Nữ tuyển thủ Hà Thị Linh đang thuộc quản lý của thể thao Hà Nội là trường hợp hiếm hoi đã lập gia đình và sinh con nhưng vẫn quyết tâm trở lại tập luyện thi đấu rồi giành được suất tới Olympic.
Phụ nữ người dân tộc thiểu số ở Lào Cai không chỉ giữ vai trò tổ chức đời sống của mỗi gia đình, họ còn có chức năng quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các hệ giá trị văn hóa, tri thức bản địa tốt đẹp của tộc người.
Nghề đan lát ở xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) đã có từ lâu đời và đặc biệt chỉ do phụ nữ đảm nhận. Với đôi tay khéo léo và tài hoa, các bà, các mẹ và các cô gái Tày ở Nghĩa Đô có thể đan hầu hết vật dụng để phục vụ cuộc sống sinh hoạt trong gia đình.
Sáng 26/6, UBND huyện Văn Bàn phối hợp với Sở Nội vụ và Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Tày năm 2024.
Do đặc thù về điều kiện địa hình, khí hậu và đặc điểm tự nhiên nơi sinh sống nên mỗi nhóm, ngành dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai sở hữu những loại hình kiến trúc nhà ở khác biệt.
Lào Cai, mảnh đất tụ hội 25 nhóm, ngành dân tộc anh em là điểm đến tham quan, du lịch của du khách muôn phương. Với mỗi du khách, miền đất đặc biệt ấn tượng, có sức hút mạnh mẽ không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn bởi nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi khu dân cư.
Một đời người có thể làm từ một đến vài lần nhà mới để ở. Nhà ở có thể là nhà nhỏ tạm thời hoặc nhà to kiên cố, nhà gỗ truyền thống hoặc nhà xây hiện đại… Nhưng theo quan niệm của người Tày, mỗi lần làm, lên nhà sàn hoặc vào ở nhà đất mới đều phải tuân thủ một số công việc theo tập quán thì nếp nhà ấy sống mới ổn, yên tâm làm ăn, ấm no, hạnh phúc, dòng dõi phát triển.
Trao đổi với phóng viên, ông Lý Văn Nội, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên cho biết, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và sản phẩm du lịch đặc sắc của vùng đã được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ du khách trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.
Trong các sự kiện quan trọng của xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, đại biểu và Nhân dân đều ấn tượng tiết mục múa với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước. Các diễn viên không chuyên là hội viên phụ nữ trong thôn Khe Pịa với trang phục truyền thống người Tày, kết hợp với chiếc quạt vải, điệu múa càng trở nên uyển chuyển, duyên dáng. Hầu hết các sự kiện của xã, thôn, đội văn nghệ của phụ nữ Tày thôn Khe Pịa đều được giao các tiết mục chủ đạo mang đậm bản sắc dân tộc.
Những sản phẩm số về văn hoá các dân tộc thiểu số vùng cao xuất hiện không ngừng trên các mạng xã hội, nhưng cần định hướng để những sản phẩm số đó thực sự mang lại các giá trị kinh tế và lưu giữ giá trị văn hoá tốt đẹp, bền vững và lâu dài.
Sáng 11/3 (ngày mùng 2/2 âm lịch năm Giáp Thìn), Nhân dân xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai đã từng bừng tổ chức Lễ hội Thành Hoàng làng và lễ cúng rừng cấm năm 2024.
Sáng 15/2 (tức mùng 6 Tết Giáp Thìn), Cụm xã Mường Bo - Liên Minh - Bản Hồ (thị xã Sa Pa) tổ chức Lễ hội xòe mừng Đảng, mừng xuân thu hút đông đảo Nhân dân các dân tộc trên địa bàn và du khách tham gia.
Hát Nôm, múa Then là hoạt động văn hóa tinh thần giàu bản sắc truyền thống không thể thiếu trong ngày tết, ngày lễ của đồng bào dân tộc Tày huyện Văn Bàn.
Vùng đất Điện Quan (huyện Bảo Yên) trập trùng đồi núi, nơi sinh sống lâu đời của 7 dân tộc, trong đó chủ yếu là người Tày, người Mông, người Dao. Tại thôn Điện - nơi đồng bào Tày sinh sống, vào mỗi mùa xuân, bà con lại thành kính dâng lễ tại đình làng cầu mong một năm an lành, no ấm. Đặc biệt nơi đây, người dân vẫn lưu giữ chiếc trống cổ hơn 100 năm tuổi với những câu chuyện ít người biết tới.