Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
"Hơn Nghe” trong vườn của người Tày

"Hơn Nghe” trong vườn của người Tày

“Hơn nghe” - 2.jpeg

Đến các xã ở huyện Văn Bàn có đồng bào Tày sinh sống, đa phần trong vườn nhà được dựng ít nhất 1 "Hơn Nghe", bên trong có bát hương để thờ cúng. Nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là bàn thờ thổ công của người Tày, nhưng thực tế đó là bàn thờ cúng bố mẹ của con dâu trong gia đình.

Nói về tục thờ nhà ngoại, cụ Hoàng Văn Khiêm, thôn Bản Pàu, xã Dương Quỳ cho biết: Nhà sàn là nơi ở và thờ cúng tổ tiên bên nhà chồng, nên hồn tổ tiên bên nhà vợ không thể vào nhà sàn được.

“Hơn nghe” - 3.jpeg

"Hơn Nghe" được dựng mô phỏng như một ngôi nhà sàn, nhưng khá đơn giản, với 4 thân tre, mái cọ và vách nhà đan bằng tre, nứa hoặc các tấm gỗ. "Hơn Nghe" cũng được đan mô phỏng cầu thang lên nhà bằng các thanh tre hoặc nứa. Ngôi nhà nhỏ này chỉ đủ diện tích để vừa đặt một mâm cỗ cúng. Nếu cô gái Tày có bố hoặc mẹ mất thì "Hơn Nghe" chỉ có 1 mái, nếu cả bố và mẹ đã mất thì nhà có 2 mái. Tuy đơn sơ, nhưng những “ngôi nhà” này lại mang ý nghĩa rất sâu sắc đối với người Tày. Đặc biệt, đối với các cô gái Tày lấy chồng xa, khi bố mẹ mất đi, việc đặt một bàn thờ ngay gần nhà sẽ khiến mọi người có cảm giác bố mẹ vẫn đang dõi theo, chỉ bảo, phù hộ.

“Hơn nghe” - 4.jpeg

Có những nhà có 2 hoặc 3 "Hơn Nghe" khi gia đình có nhiều con dâu hoặc 2 - 3 đời cùng sinh sống. Mỗi cô dâu được dựng 1 "Hơn Nghe" riêng. Bà Phùng Thị Sanh, ở thôn Tông Hốc, xã Dương Quỳ cho biết: Đó là tục lệ từ nhiều đời. Từ khi bố mẹ mất, tôi cũng dựng nhà nhỏ để mời bố mẹ về nhận lễ thờ cúng. Ngày mẹ chồng tôi còn sống, trong vườn có 2 "Hơn Nghe". Mẹ chồng tôi cũng thờ cúng nhà ngoại của mẹ. Ngày đưa mẹ chồng về với tổ tiên, "Hơn Nghe" của mẹ được lay đổ đi cùng với mẹ”.

Tục thờ cúng nhà ngoại không chỉ lưu giữ những giá trị truyền thống của người Tày, mà còn phản ánh sự tôn trọng, hiếu thảo sâu sắc đối với bố mẹ. Đối với phụ nữ Tày, "Hơn Nghe" vừa là nơi thờ cúng tổ tiên, vừa là nơi lưu giữ những kỷ niệm, tình cảm gắn bó với bố mẹ.

Suốt cả năm, "Hơn Nghe" không được sửa chữa, người nhà ít lui tới với ý nghĩa để bố mẹ nghỉ ngơi. Thông thường, “ngôi nhà” được sửa lại hoặc làm mới vào thời điểm gần tết Nguyên đán hằng năm. Tại đây, người Tày sẽ thực hiện các nghi lễ cúng đơn giản hơn so với mâm cúng chính ở nhà. Người thực hiện nghi thức cúng là con rể hoặc cháu ngoại, con gái ít khi tự cúng bởi đó là thời điểm dễ xúc động, không nói nên lời.

“Hơn nghe” - 5.jpeg

Những thực phẩm cúng thường gồm có 1 con gà, rượu, bánh kẹo hoặc một loại bánh truyền thống như bánh chuối, bánh chưng. Đáng chú ý, người Tày không đặt đồ cúng và thắp hương vào ngày mùng 1 và 15 mà cúng lễ vào ngày Rằm tháng 7 hoặc có gia đình chỉ cúng vào tết Nguyên đán. Riêng vào dịp tết Nguyên đán, mâm cúng có thêm gói mứt Tết và cây mía (tượng trưng cho cây gậy).

Ngày nay, nhiều gia đình người Tày có điều kiện kinh tế đã xây dựng những "Hơn Nghe" khang trang hơn, nhằm che mưa, nắng tốt hơn, thay vì phải tự dựng lại hằng năm.

“Hơn nghe” - 6.jpeg

Những “ngôi nhà” nhỏ trong vườn của người Tày không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hóa độc đáo, mà còn thể hiện sự hiếu thảo, tôn kính bố mẹ của con cái; làm phong phú, sâu sắc vốn văn hóa của người Tày Văn Bàn - nơi lưu giữ một phần tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Kiều bào - sứ giả lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là phương tiện lưu giữ, lan tỏa, trao truyền văn hóa, giúp đồng bào ta ở nước ngoài bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng. Không chỉ vậy, mỗi người Việt Nam ở nước ngoài còn là một sứ giả để lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa đề nghị không tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về lễ hội; yêu cầu Ban tổ chức lễ hội thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm tổ chức lễ hội trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.

Tổ quốc

Tổ quốc

"Tổ quốc" là nhan đề bài thơ của tác giả Nguyễn Loan (thành phố Huế) được đăng tải trên báo Lào Cai cuối tuần, số 1001 ra ngày 31/8/2024. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những "địa chỉ đỏ" hút khách dịp Quốc khánh 2/9

Những “địa chỉ đỏ” gắn liền với lịch sử và truyền thống cách mạng, như: Khu vực Quảng trường Ba Đình, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, di tích Nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường Cách mạng Tháng tám… thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan dịp nghỉ lễ Quốc khách 2/9.

fbytzltw