Pí Lè - báu vật của người Tày

Người Tày có nền văn hóa giàu bản sắc, trong đó nhạc cụ truyền thống góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của họ, nổi bật và sáng tạo nhất là cây kèn Pí Lè. Với người Tày, Pí Lè được coi như một báu vật. Vì vậy, họ quan niệm giữ được tiếng kèn Pí Lè là giữ được bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Từ thành phố Lào Cai vượt quãng đường gần trăm cây số, chúng tôi tìm đến nhà ông Hoàng Văn Tường ở thôn Làng Chút, xã Hòa Mạc, huyện Văn Bàn - người hơn 30 năm gắn bó với tiếng kèn Pí Lè.

Vừa pha trà mời khách, ông Tường vừa tâm sự: Kèn Pí Lè là tên gọi gộp của cây kèn Pí và cây kèn Lè. Là nhạc cụ không thể thiếu trong việc hiếu, hỉ và lễ hội văn hóa của người Tày. Nhạc cụ này có thể tạo ra gần 40 giai điệu khác nhau, tùy thuộc vào các sự kiện được tổ chức.

249.jpg

Cầm cây kèn Pí và kèn Lè trong tay, ông Tường cho biết: Hai chiếc kèn này rất giống nhau, đều có đầu thổi, thân kèn và loa kèn. Điểm khác biệt là thân của cây kèn Pí được làm bằng sừng trâu còn thân cây kèn Lè được làm bằng gỗ khoan rỗng, chiều dài 30 - 40 cm, chia thành các đốt có khoảng cách bằng nhau, mỗi đốt có lỗ nhỏ hình tròn.

Mặc dù cấu tạo đơn giản, nhưng đây lại là nhạc cụ khó chinh phục, mới nghe lý thuyết thì nhanh, nhưng thực hành lại rất khó. Do đó, chỉ yêu thích tiếng kèn thôi chưa đủ, mà người học phải say mê, kiên trì, trải qua quá trình khổ luyện mới thành công. “Học thổi kèn Pí Lè không qua sách vở, không có nốt trắng, nốt đen như nhạc cụ hiện đại, mà qua cách cảm thụ, truyền miệng. Để nâng cao kỹ năng về âm vực, tiết tấu, chúng tôi phải luyện tập nhiều mới tự rút kinh nghiệm và đúc kết thành bài học” - ông Tường tâm sự.

251.jpg

Không chỉ là nghệ nhân thổi kèn Pí Lè, ông Tường còn là đội trưởng của Đội trống kèn của dòng họ Hoàng ở Làng Chút, có trọng trách thờ tổ kèn, trao truyền nét văn hóa này cho mọi người trong dòng họ.

Anh Hoàng Đình Tom, thành viên Đội trống kèn chia sẻ: Nghe những giai điệu tấu lên từ kèn Pí Lè, tôi như được đắm chìm trong không gian văn hóa của dân tộc Tày. Dần dần tôi đam mê những giai điệu ấy và cố gắng học hỏi để gìn giữ bản sắc dân tộc mình.

Cùng chung đam mê nhạc cụ kèn Pí Lè, 12 thành viên Đội trống kèn thôn Làng Chút thường tranh thủ thời gian luyện tập, giữ gìn nét văn hóa đặc sắc này. Mỗi ngày vui, đội kèn thường thổi các bài: “Sỉnh say”, “Năm xu”, “Chén tửu”… Còn ở đám tang, đội lại biểu diễn những bài: “Bản khèn”, “Thanh thọ”, “Đàng hạ”, “Thái bình”…

250.jpg

Tôi mong lớp trẻ chịu khó học tập, gìn giữ nhạc cụ và điệu kèn để thế hệ sau biết đến cái gốc, cái tinh túy của kho báu văn hóa dân gian dân tộc mình.

Ông Hoàng Văn Tường

Điệu kèn Pí Lè vẫn vang lên mỗi khi thôn Làng Chút có chuyện vui, chuyện buồn. Tiếng kèn như lời nhắn gửi, nhắc nhở của thế hệ trước với đời sau, với thế hệ trẻ về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tày không bị mai một theo thời gian.

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Để người trẻ bớt ngại đọc sách

Hiện nhiều người trẻ có thể dành hàng giờ để lướt mạng xã hội, xem video ngắn, chơi game nhưng lại ngại ngần khi cầm một cuốn sách. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách của người trẻ, nhưng hiệu quả mang lại không như mong muốn.

fb yt zl tw