Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Nghi lễ Pút tồng của người Dao đỏ

z6266371333011-fbf753f78c8423aedced388c528a3cd4.jpg

Pút tồng là nghi lễ lớn trong năm của cộng đồng, dòng họ người Dao đỏ ở Lào Cai nói chung. “Pút tồng” theo tiếng dân tộc Dao có nghĩa là “Tắm than”, mang ý nghĩa gửi gắm ước mơ, cầu mong sự phù hộ của thánh thần và tổ tiên, giúp mỗi người thêm niềm tin vào cuộc sống, vượt lên chính mình và những khó khăn.

Pút tồng còn mang ý nghĩa giải hạn, cầu may mắn, sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành; cầu an cho người sống, cầu siêu cho người đã khuất.

Nghi lễ Pút tồng của đồng bào người Dao đỏ thường được con cháu thực hành tại nhà thầy cúng vào ngày mồng 3 Tết đến trước ngày Rằm tháng Giêng hằng năm. Sau khi đã có sự chuẩn bị và xin phép thầy cúng từ trước, sáng mùng 3 Tết, thầy làm lễ chính trong nghi thức Pút tồng gọi thầy giúp việc đến để cùng nhau hỗ trợ các học trò tham dự buổi lễ trọng.

1-thay-cung-chuan-rbij-dao-cu-cho-hoc-tro.jpg
Thầy cúng chuẩn bị đạo cụ cho học trò.

Đúng ngày này, học trò từ các nơi sẽ tụ hội về địa điểm định sẵn để nhờ thầy giúp trước khi làm lễ. Nghi thức này dành cho những người đàn ông trưởng thành, nhưng cũng có cả người trong tuổi chưa thành niên, với mong muốn được thụ học ở thầy giáo lý và kỹ năng thực hành trong lễ “Tắm than”. Khoảng đầu giờ Thìn, phụ huynh đưa con mình lần đầu tiên đến nhờ thầy hướng dẫn học chữ, học đạo lý được đúc kết trong sách cổ của người Dao. Khi đi, phụ huynh thường đem theo gà, rượu, giấy bản và đặc biệt là thuốc lào để “nói lý” nhờ thầy giúp đỡ. Lễ vật của các trẻ sẽ được thầy đặt lên bàn thờ trình báo với bề trên và sư phụ như là sự ghi tên, đánh dấu cho trẻ lần đầu đến nhận sư phụ, vào nghề. Các trẻ được thầy dạy đọc sách bài ca giáo lý đầu tiên, lý lẽ về đạo lý làm người…

Tuy nhiên, trong nghi lễ này không thể thiếu những trẻ là trò cũ cũng cùng nhau đến thăm thầy và đem theo gà, rượu, túi gạo để dâng lên sư phụ, tổ tiên nhờ thầy xin phép để làm lễ Pút tồng. Hai thầy hướng dẫn cho các trẻ trình tự của những bước đi trong 36 tổ hợp động tác, sau đó hướng dẫn nhảy theo tiết tấu âm nhạc của dàn trống và chiêng.

day-cac-tro-cac-dieu-nhay-trong-le-put-tong.jpg
Dạy các trò điệu nhảy trong lễ Pút tồng.

Sau khi công việc hướng dẫn các trò hoàn tất, thầy chính sẽ làm lễ mời sư phụ và các thần thánh, như: thần trời, thần đất, thần lửa, thần nước, thần mây, thần gió, thần sông, thần núi, thần nhà để phù hộ thầy dẫn trò tắm than. Khi thầy bắt đầu cúng, đống lửa được đốt lên… Tất cả nghi lễ cúng bái trong lễ Pút tồng được thực hiện thông qua các động tác nhảy múa. Các điệu nhảy, chính là linh hồn của toàn bộ buổi lễ được chuyển hóa qua các bước: đầu tiên, các học trò sắp xếp theo thứ tự ngồi vào các hàng ghế được chuẩn bị từ trước của thầy làm cúng.

444.jpg
Phút thăng hoa trong lễ "Tắm than".

Lời thầy cúng là thông ngôn quan trọng với thế giới thần linh, thế giới siêu hình, kết nối cho các vị thần nhập vào các trò để tung người, nhảy những bước chân dài xuyên qua đống lửa, theo tiết tấu dồn dập của tiếng trống chiêng, tạo nên màn trình diễn mạnh mẽ, hấp dẫn, thúc giục. Thông qua ngọn lửa, giúp con người sẽ vượt qua tai ương, để một năm mới tốt đẹp, bình an sẽ đến với mọi nhà, mọi người.

Sau nghi lễ “Tắm than”, cả thầy và trò tập trung tại bàn thờ cùng nhau nhảy múa cờ, múa võ vái trước bàn thờ để tạ thần linh, tổ tiên. Cả thầy và trò được sư phụ, các vị thần nhập trong trạng thái thăng hoa theo bước nhảy thần tiên. Thầy chính nhảy, thầy phụ đánh trống truyền cho các học trò nhảy theo 36 động tác võ với ý nghĩa các thần phù hộ, tiếp sức. Mỗi điệu nhảy mang một thông điệp riêng: Hai tay quét đất, bài bắc cầu đơn, nhảy cầu đôi, che ô các thần, thổi hồn binh mã bay, nhảy bước chân dài chân ngắn, gọi phải trái tướng quân binh mã, hô quân xung trận trừ tà, đón tướng trời phù hộ, thất tinh về ngự… Sau nghi thức này, thầy chính làm lễ thoát hồn giải nhập thần cho các trò và làm lễ tạ ơn, tiễn thánh. Nội dung lời cúng có đoạn: Hôm nay có việc gọi ông trời về giúp các thầy trong gia đình, một là bái tổ tiên, hai là tắm tượng, ba là bày tiệc mời các thầy trò binh sĩ cờ đỏ cờ trắng nhận gà. Đã xong gửi ông trời vàng nhất, vàng nhị đi về. Có xe lên xe, có ngựa lên ngựa, không xe không ngựa thì lên trời... Thầy cúng đốt giấy bạc ở bếp trời tiễn đưa: Đầu xuân năm mới đốt giấy cho ông Trời, cầu mong ông chúc phúc cho gia đình một năm bốn quý bình an, làm ăn phát tài, con cháu không ốm đau, học ít biết nhiều.

dieu-nhay-thoat-hon-cho-cac-hoc-tro-va-hoan-tat-buoi-le.jpg
Tất cả nghi lễ cúng bái trong lễ Pút tồng được thực hiện thông qua các động tác nhảy múa. Các điệu nhảy, chính là linh hồn của toàn bộ buổi lễ.

Sau nghi lễ này thì Ngọc Hoàng và các vị thần trời sẽ trở lại nơi họ đã đến. Tiếp theo họ sẽ thực hiện nghi lễ bái tạ sư phụ.

Lễ Pút tồng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, hóa giải khát khao, mơ ước của người Dao đỏ về cuộc sống tốt đẹp, ấm no, an lành. Qua các điệu múa trong lễ Pút tồng, con cháu có những giây phút thăng hoa và thông linh được với tổ tiên, thần thánh. Những người tham gia cũng cảm nhận được sự có mặt của tổ tiên, của các đấng siêu nhiên xung quanh mình. Thông qua nghi lễ tạo cho con người niềm lạc quan yêu đời, đánh thức điều thiện và giá trị đạo đức nhân văn làm cho đời sống có ý nghĩa hơn.

Lễ Pút tồng cũng là dịp để người Dao đỏ hưởng thụ và giải trí. Các thành viên hòa nhập vào các hoạt động của nghi lễ, được thưởng thức điệu nhảy linh thiêng, huyền bí. Mọi người được hưởng lễ vật mà mình dâng cúng, được sống trong không khí gia đình, dòng họ, đoàn kết cộng đồng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Đưa nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả EXPO 2025

Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, ngay trong tuần đầu tiên diễn ra Triển lãm thế giới EXPO 2025, Nhà Triển lãm Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống “Vẻ đẹp Việt Nam”, thu hút đông đảo du khách Nhật Bản và quốc tế. Đây là chương trình khởi đầu của chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam tại EXPO 2025.

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách "Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam"

Chiều 19/4, tại Bảo tàng tỉnh Hà Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức khai trương trưng bày, giới thiệu trang phục các dân tộc và cuốn sách “Du khảo: Rực rỡ trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" với chủ đề “Dám sống một cuộc đời rực rỡ".

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

“Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một công trình kiến trúc đồ sộ cho thấy quy mô đầu tư lớn và đầy tâm huyết. Công trình không chỉ bảo đảm về chất lượng thiết kế, thi công mà còn chứa đựng giá trị xã hội sâu sắc”. Đây là những nhận xét của Ban giám khảo khi nói về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) - công trình vừa nhận được Giải thưởng Lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (GTKTQG) lần thứ 16 (2024 - 2025).

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

fb yt zl tw