Người Mông khai lửa chạm bạc

z6268555059682-ff9b7029612ac16fa0a442e409df7778.jpg

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, không chỉ vui xuân đón tết, tưng bừng mở hội Gầu tào, đồng bào Mông ở Lào Cai còn chuẩn bị một nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ - nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân.

Người Mông thường cúng tạ thần bếp vào ngày 30 tết. Nghệ nhân Lồ A Cả ở thôn Lao Hàng Chải, xã Hoàng Liên (Sa Pa) cho biết: Lễ cúng do thợ bạc tiến hành, thể hiện sự thành kính, biết ơn tổ nghề chạm bạc đối với vị thần bếp, gắn bó với người thợ trong suốt quá trình hành nghề. Lễ vật gồm 1 con gà trống, 12 nén hương, 12 tấm giấy bản và 2 chén rượu, 2 đôi đũa, 2 bát cơm. Lễ vật đặt lên một cái sàng, để trên thành bếp lò.

vnjvov-cham-khac-sapa-4-10531403122020.jpg
Người Mông làm nghề chạm bạc thường tổ chức khai lửa đầu xuân.

Theo quan niệm của thợ bạc người Mông, chỉ có gà trống mới dùng làm lễ cúng thần bếp, bởi gà trống giống như chiếc đồng hồ báo thức, thúc giục người thợ dậy đốt bếp nhóm lò. Lông của gà trống được người Mông sử dụng làm bộ phận pít-tông của quạt gió trong bễ lò chạm bạc. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, người chủ lễ sẽ ôm gà trống đứng trước bếp lò tế 3 lần và đọc lời khấn, dâng tế gà. Nội dung lời khấn báo vị thần bếp về mốc thời gian năm cũ đã qua, chuẩn bị đón năm mới, cầu thần bếp phù hộ cho bếp đỏ than hồng, đúc bạc thành công, không bị bỏng tay, bỏng chân, không bị búa đập vào tay, không bị hỏng bạc…

cham-bac-aa.jpg
Trang sức của người Mông.

Ngay sau khi kết thúc lễ cúng sống, gà trống sẽ được cắt tiết và mổ ngay tại bếp lò để chuẩn bị cho lễ cúng chín. Trước khi cúng, nghệ nhân sẽ lần lượt thắp hương tại các vị trí của khu chạm khắc bạc. Theo đó, họ đặt 4 que hương tại 4 chân cột của gian nhà đặt công cụ chạm khắc bạc. Trong chiếc sàng có 12 tấm giấy bản, 2 chén rượu, 2 đôi đũa, 2 bát cơm đã được sắp sẵn đặt tại khu bếp lò. Sau khi đọc bài cúng kết thúc nghi lễ, chủ lễ mang đồ cúng vào nhà và cả gia đình cùng ăn mừng.

Nghi lễ khai lửa chạm bạc đầu xuân là nghi lễ quan trọng trong dịp đầu năm mới của người Mông. Các ngày: mồng 5, mồng 7 hoặc mồng 9 tháng Giêng, gia đình sẽ làm lễ khai lửa. Chủ nhà chuẩn bị 12 nén hương và một ít bạc trắng để thực hiện nổi lửa, lấy may đầu năm. Là 1 trong 2 gia đình còn duy trì nghề chạm bạc ở xã Hoàng Liên, ông Vàng A Đỏa, thôn Lao Chải San 2 chia sẻ: Lễ khai lửa đầu xuân có ý nghĩa quan trọng nhằm thông báo cho các vị thần lửa, thần bếp phù hộ cho việc nung nóng, đúc, chạm bạc được suôn sẻ, thuận lợi. Chủ lò sẽ thực hiện quy trình chế tác như thường lệ mong cầu sự may mắn cả năm, nếu có đơn hàng sớm thì càng may mắn, thuận lợi.

phu-nu-mong-su-dung-nhieu-trang-suc-bac.jpg
Phụ nữ người Mông sử dụng nhiều trang sức bạc.

Người Mông quan niệm mọi sự vật, hiện tượng đều có linh hồn: thần bếp, thần cửa, thần nông… Mỗi vị thần có quyền năng, vai trò riêng để phù hộ, giúp con người đạt được mong ước trong cuộc sống. Nghi lễ khai lửa thờ thần bếp là tín ngưỡng đa thần, thể hiện sự trân trọng, đề cao vị trí vai trò của nghề chạm khắc bạc truyền thống của cộng đồng. Đây cũng là sinh hoạt văn hóa tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nghệ nhân chế tác bạc của người Mông ở Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw