Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Nông dân số

Nông dân số

Với sự năng động, sáng tạo, anh Trần Ngọc Huế (dân tộc Tày, thôn Đồng Lục, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng) đã thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao.

Chúng tôi về xã Gia Phú trong một lần được chị Trần Thị Hương, Chủ tịch Hội Nông dân xã mời về dự buổi tập huấn kỹ năng marketing cho các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Tại buổi tập huấn hôm ấy, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với người đàn ông ngoài 40 tuổi, chăm chú lắng nghe và tích cực đặt câu hỏi cho chuyên gia. Đó là anh Trần Ngọc Huế, dân tộc Tày, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Lục.

14.jpg

Tò mò, chúng tôi hỏi chị Hương về anh Huế, chị Hương kể: Anh Huế là hội viên nông dân tiêu biểu của xã. Mặc dù không còn trẻ nhưng anh là một trong những người đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp áp dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ. Anh Huế rất tích cực tham gia các buổi tập huấn về nông nghiệp. Mô hình của gia đình anh Huế là một trong những mô hình thành công nhất của xã. Năm 2022, anh Huế được vinh danh là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh.

Sau buổi tập huấn, chúng tôi bắt chuyện và được anh Huế dẫn về thăm mô hình sản xuất nông nghiệp của anh. Bước vào khu vực nhà màng rộng hơn 3.000 m2, chúng tôi bất ngờ khi thấy chỉ có 1 nhân công. Thấy chúng tôi tò mò, anh Huế “bật mí”: Khu vườn này ngoài dựng nhà màng, anh còn đầu tư hệ thống tưới nước, chiếu sáng… hoàn toàn tự động, điều khiển qua điện thoại thông minh. Riêng khâu bón phân vẫn làm thủ công, bởi trồng rau, quả hữu cơ phải ủ phân chuồng, đạm cá… không pha được vào hệ thống tưới.

12.jpg

Đến nay, trải qua gần 10 năm gắn bó với nghề nông, anh Huế cho rằng đó là quyết định đúng đắn nhất. Anh Huế tâm sự, năm 2017, khi đó anh là Bí thư Chi bộ thôn Đồng Lục, anh được tham gia đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh đi tham quan các mô hình nông nghiệp tại một số tỉnh. Sau khi trở về, anh quyết định thành lập Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Gia Phú. Đến năm 2019, do muốn vừa áp dụng công nghệ cao vừa sản xuất rau, quả theo hướng hữu cơ nên anh tách ra, thành lập Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Đồng Lục, duy trì và hoạt động từ đó cho đến nay.

Thời gian đầu, do chỉ am hiểu về sản xuất nông nghiệp truyền thống nên anh Huế gặp khó khăn khi ứng dụng công nghệ cao. Để tránh thất bại ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp, anh chấp nhận bỏ chi phí thuê kỹ sư nông nghiệp có kinh nghiệm về công nghệ để tư vấn, hỗ trợ. Sau 1 năm tự tìm hiểu, học hỏi, tích lũy kiến thức, anh Huế đã tự thiết kế các thiết bị tự động.

13.jpg

Bên cạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, anh Huế còn áp dụng các biện pháp canh tác an toàn và thân thiện với môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật dạng sinh học theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, sản phẩm của anh không những có chất lượng cao mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất.

Anh Huế chia sẻ: Chắc hẳn nhiều người vẫn quen với hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn nhưng giờ đây, người nông dân cũng đã có thêm một hình ảnh khác, đó là “nông dân số”.

Muốn phát triển bền vững từ nông nghiệp thì phải áp dụng công nghệ, kết hợp sản xuất gắn với bảo vệ môi trường. Không những vậy, nông dân phải không ngừng tìm tòi, học hỏi để cập nhật, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong tất cả các khâu sản xuất.

15.jpg

Mô hình của anh Huế không chỉ giúp làm giàu cho gia đình mà anh còn thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương. Hiện hợp tác xã của anh có 7 hộ tại địa phương tham gia, trung bình mỗi hộ có thu nhập ổn định từ 300 - 400 triệu đồng/năm. Những hộ khi tham gia hợp tác xã được anh hỗ trợ giống, lắp đặt hệ thống công nghệ cao và hướng dẫn quy trình sản xuất. Anh cũng liên kết sản xuất với các vùng nông nghiệp ở Bảo Thắng và Sa Pa (tổng diện tích khoảng 80 ha) với đa dạng loại rau, củ, quả như ớt chuông, cà chua, rau trái vụ, dưa lê, dưa chuột, hoa đu đủ… Tuy nhiên, do thị trường của anh không chỉ ở trong tỉnh mà còn tại nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước nên anh vẫn muốn mở rộng liên kết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Anh Huế cho biết thêm: Mô hình của tôi thu mua và tiêu thụ khoảng 5 - 7 tấn rau, củ, quả các loại/ngày. Tôi đang có ý định hợp tác xuất khẩu sang thị trường Đài Loan nên phải liên kết thêm để đáp ứng nhu cầu sản phẩm của đối tác...

Với niềm đam mê cùng quyết tâm, anh Trần Ngọc Huế đã mang “luồng gió mới” thổi vào những mảnh đất suốt bao đời làm nông nghiệp truyền thống, để rồi từ một nông dân chân lấm tay bùn, anh trở thành giám đốc của những “nông dân số”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đa dạng dịch vụ để hợp tác xã phát triển

Đáp ứng nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng là yêu cầu không chỉ của các doanh nghiệp mà các hợp tác xã ngày nay cũng đang dần phải chuyển đổi hoạt động theo hướng đa dạng hoá từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và các hoạt động dịch vụ để thu hút nguồn lực phát triển. Vì vậy, việc mở rộng lĩnh vực hoạt động là xu thế của các hợp tác xã hiện nay.

fbytzltw