Quả lê xanh địa phương Bắc Hà vào mùa thu hoạch

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà, hiện là thời điểm cuối vụ thu hoạch lê xanh (còn gọi là lê địa phương), sản lượng cả vụ ước đạt 240 tấn, giá bán trung bình từ 15.000 đồng - 35.000 đồng/kg.

Đây là loại quả có hình bầu dục, khi chín vỏ màu xanh, má phớt hồng, quả có trọng lượng từ 300 - 500 gam, thịt quả trắng, nhiều nước, ăn ngọt, có vị thơm mát, 1 cây lê tuổi từ 8 - 15 có thể cho thu từ 4 - 6 tạ quả.

lê.jpg
Quả lê xanh được bày bán tại chợ Bắc Hà.

Thông thường, vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 dương lịch mới là mùa thu hoạch quả lê xanh, nhưng năm nay do thời tiết khô nắng kéo dài nên lê xanh chín sớm.

Bà Bùi Thị Thùng ở thị trấn Bắc Hà - một người buôn hoa quả ở chợ Bắc Hà - cho biết: Thu hoạch lê xanh thường ngay sau khi kết thúc thu hoạch lê VH6. Giá lê chia làm 3 loại: Loại 3, trung bình 15 - 20 nghìn đồng/kg; loại 2 là lê chọn, giá 25 - 30 nghìn đồng/kg; loại 3 là lê to (ngố) giá 40 - 70 nghìn đồng/kg. Việc tiêu thụ lê thuận lợi như nhiều năm qua, số lượng bán được nhiều vào dịp cuối tuần, khi có nhiều khách du lịch đến Bắc Hà…

Trước kia, có thời điểm diện tích cây lê xanh lên đến gần 100 ha. Những năm gần đây, khí hậu nóng dần, một số cây già cỗi đã chết, trong khi lê xanh không phải vùng nào cũng trồng được, vì thế diện tích hiện chỉ còn hơn 15 ha. Huyện Bắc Hà đang có chủ trương giữ gìn, phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế của cây lê xanh.

Lê-2.jpg
Huyện Bắc Hà quan tâm đầu tư, hỗ trợ giữ gìn, bảo tồn và phát triển cây lê xanh gắn với du lịch.

Ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà cho biết: Thực hiện đề án cải tạo và phát triển vùng cây ăn quả có nguồn gốc, giai đoạn 2015 - 2020 và 2020 - 2025 gắn với du lịch, huyện Bắc Hà xác định các loại cây như mận Tam hoa, mận Tả Van, lê VH6 và lê xanh là sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo. Riêng đối với cây lê xanh, huyện triển khai trồng mới hơn 90 ha tại các xã trung và thượng huyện.

Đặc biệt, đầu năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức trồng cây lê xanh cổ thụ tại Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau, quả Bắc Hà. Việc di thực cây lê xanh cổ thụ về Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà nhằm cụ thể hóa chủ trương lưu giữ và bảo tồn nguồn gen bản địa, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển giống cây trồng có giá trị kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai.

Việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển, mở rộng diện tích vùng chuyên canh cây ăn quả ôn đới, trong đó có cây lê xanh ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà đã và đang đem lại lợi ích kép, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, vừa góp phần tạo thêm sản phẩm du lịch đặc trưng Bắc Hà.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

[ẢNH] Ngát xanh đồi trúc A Lù

Từ lâu, những thôn, bản của người Mông và Hà Nhì ở vùng cao A Lù (huyện Bát Xát), những đồi trúc được vun trồng, chăm sóc mà xanh ngát, vươn cao. Đồi trúc không chỉ điểm tô cho bản, làng thêm xanh, bao bọc, chở che những mái nhà của đồng bào trước nắng, mưa mà còn cung cấp nguyên liệu thân thiện, phục vụ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của những cư dân chốn này.

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

fb yt zl tw