Nông sản Việt mở rộng thị phần trong nước

Với dân số hơn 100 triệu người, thị trường trong nước là khu vực có tiềm năng lớn để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản.

Nông sản Việt cần tiếp tục nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Nông sản Việt cần tiếp tục nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Câu chuyện kết nối thị trường, xúc tiến thương mại không chỉ cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu mà còn thực sự cấp thiết đối với hàng hoá trong nước. Các kênh bán lẻ chính là cầu nối hiệu quả giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Ông Lê Minh Sang - Giám đốc hợp tác xã trái cây Tân Mỹ (Bình Dương) từng chia sẻ kênh phân phối siêu thị đã hỗ trợ rất nhiều đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân. Việc hợp tác giữa các nhà sản xuất nông sản với chuỗi bán lẻ rất có lợi cho nhà sản xuất khi đầu ra trôi chảy hơn, tránh được sụt giảm doanh thu và gia tăng được lợi nhuận. Từ đó hướng đến ổn định nguồn nguyên liệu không chỉ cho sản xuất tiêu thụ nội địa mà còn cho chế biến xuất khẩu.

Song, theo ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NNPTNT), hiện hầu hết với các doanh nghiệp (DN) lớn kinh doanh nông sản, đặc biệt là nông sản có giá trị cao đa số tập trung vào thị trường xuất khẩu; giá trị xuất khẩu trên thị trường quốc tế cao hơn thị trường trong nước.

Tuy nhiên, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay thị trường nội địa có dấu hiệu “nóng” lên khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ đầu năm đến nay đạt 3.625,7 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2.801,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Lê Việt Nga nêu rõ, điều đáng nói trong quá trình tăng trưởng của thị trường nội địa là hệ thống phân phối đã tập trung tiêu thụ hàng Việt, qua đó góp phần kích thích sản xuất trong nước. “Hiện trên các kệ hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ở thành thị, nông thôn… hàng Việt luôn chiếm tỷ trọng 85 - 90%” - bà Nga dẫn chứng.

Theo phân tích của giới chuyên gia, nếu DN bỏ thị trường nội địa tức là đã tạo cơ hội cho hàng nước ngoài. Chẳng hạn, nếu không chăm chút phát triển thị trường nội địa cho trái cây Việt Nam, trái cây ngoại nhập với những lợi thế về giá cả và mẫu mã sẽ chiếm ưu thế trên chính thị trường nội địa. Người nông dân và DN phải xác định rằng dù phục vụ thị trường nào cũng đều phải chăm chút để có sản phẩm nông nghiệp ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Thị trường trong nước cũng phải phân cấp ngay từ nơi sản xuất, chế biến, đóng gói bao bì nhãn mác đẹp.

Trước đây các DN lớn tập trung vào thị trường xuất khẩu thì nay đã bắt đầu quan tâm tới thị trường trong nước. Để các DN lớn trong nước ưu tiên cung cấp các nông sản chất lượng cao thì cần rất nhiều yếu tố. Đặc biệt khi thương mại điện tử bùng nổ, Bộ NNPTNT cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các DN, hợp tác xã đẩy mạnh quảng bá trên nền tảng mạng xã hội, vì những phiên livestream tạo ra hiệu ứng lan tỏa rất lớn. Qua các phiên livestream, người tiêu dùng sẽ nhận thức được giá trị từ sản phẩm, theo đó, khả năng chi trả của họ cho sản phẩm sẽ ở mức cao hơn.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw