Dự báo hồ tiêu sớm trở lại nhóm ngành hàng tỷ đô

Giá hồ tiêu đang duy trì ở mức cao và dự báo còn tiếp tục tăng khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao, trong khi nguồn cung hạn chế. Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm nay sẽ đạt trên 1 tỷ USD, đưa hồ tiêu trở lại nhóm ngành hàng tỷ đô.

IMG_0148.jpeg
Dự báo xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm nay sẽ đạt trên 1 tỷ USD. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, đến ngày 30/7, Việt Nam đã xuất khẩu được 164.357 tấn hồ tiêu các loại; trong đó tiêu đen đạt 145.330 tấn, tiêu trắng đạt 19.027 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 764,2 triệu USD. Với kết quả đạt được thì với 5 tháng nữa, hồ tiêu hoàn toàn có thể trở lại con đường tỷ đô.

So với cùng kỳ năm 2023 lượng xuất khẩu hồ giảm 2,2%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 40,8%. Giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 7 tháng đạt 4.568 USD/tấn, tiêu trắng đạt 6.195 USD/tấn, tăng lần lượt 32,7% và 25% USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất. Tiếp theo là các thị trường Đức tăng 97,3%; UAE tăng 39,2%; Ấn Độ tăng 39,7%; Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 4 nhưng so cùng kỳ giảm 84,6%.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, nguyên nhân khiến xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tăng cao do nguồn cung hồ tiêu trên thị trường thế giới đang khan hiếm.

Brazil hiện đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu đen lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam, chiếm 17 - 18% tổng nguồn cung toàn cầu. Do đó, tình trạng mất mùa liên tục tại Brazil sẽ gây ra tác động lan tỏa trên toàn cầu, dự kiến sẽ thúc đẩy giá tiêu toàn cầu tăng lên những tháng cuối năm 2024 khi nguồn cung tiêu từ các nước sản xuất lớn khác như Việt Nam, Malaysia, Indonesia... cũng đều suy giảm đáng kể.

Hiện nguồn cung hồ tiêu đang bị hạn chế trên toàn cầu do ảnh hưởng của El Nino. Về dài hạn trong 3 - 5 năm tới, lượng tiêu sản xuất ra chưa thể đáp ứng được cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới.

Trong tháng Bảy, giá tiêu nội địa đạt 150.000 đồng/kg, tăng 82,9% so với tháng 1 và tăng 120,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tính trung bình giá tiêu đen 7 tháng tăng 66,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, giá tiêu tăng trong 3 tháng vừa qua bởi sản lượng thu hoạch giảm ở Việt Nam và Brazil khiến nguồn cung bị thiếu hụt. Thị trường hồ tiêu đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Giá cả sẽ tiếp tục biến động trong thời gian tới.

Theo ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), người sản xuất cần nhận thấy rằng hiện bắt đầu chu kỳ tăng giá mới. Chu kỳ tăng giá này kéo dài khoảng 10 năm.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam cho biết, đợt khảo sát đánh giá hiện trạng 3 tỉnh Tây Nguyên vào đầu tháng Bảy của hiệp hội cho thấy, việc duy trì và sản xuất Hồ tiêu của người nông dân ngày càng bị cạnh tranh bởi cây sầu riêng và cà phê. Diện tích trồng mới có ghi nhận nhưng không nhiều, chủ yếu trồng xen hồ tiêu với cà phê.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu El Nino vào đầu năm đã tục tác động đến việc canh tác sản xuất và duy trì vườn tiêu của người nông dân. Tiếp sau đó là hiện tượng La Nina càng làm cho tâm lý người nông dân thêm xao động, nhất là trong thời điểm hiện tại giá sầu riêng và cà phê đang ở mức cao nên vẫn chưa đủ hấp dẫn để người nông dân tái canh hồ tiêu ồ ạt.

Qua khảo sát tại các vùng trọng điểm trồng tiêu của Việt Nam gồm 3 tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông) và 3 tỉnh Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu), ông Hoàng Phước Bính nhận định, diện tích trồng hồ tiêu đã giảm đến 50% so với thời kỳ cao điểm.

Từ thực tế này, theo ông Hoàng Phước Bính, chu kỳ tăng giá này trong bối cảnh nguồn cung sẽ còn thấp hơn so với những chu kỳ tăng giá trước.

Bởi nếu bây giờ nông dân chưa trồng, chưa tái canh thì 4 năm nữa chưa có nguồn cung bổ sung, trong khi đó còn hao hụt do thời tiết bất thường, biến đổi khí hậu. Chưa kể đến những diện được trồng xen canh cây hồ tiêu và sầu riêng (chờ cây sầu riêng lớn), nay sẽ phải nhường chỗ cho cây sầu riêng. Như vậy, 4 năm sau chưa có nguồn bổ sung thì chắc chắn giá hồ tiêu tiếp tục tăng, ông Hoàng Phước Bính chia sẻ.

Mặc dù vậy, theo nhận định của VPSA, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các cây trồng khác như sầu riêng và cà phê, cùng với những ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu, đang là những nguyên nhân chính khiến giá hồ tiêu trở nên khó lường. Sản lượng vụ tới có thể tương đương hoặc tăng nhẹ so với năm 2024.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Mất nhà, “cõng” nợ sau một đêm mưa

Hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) gây mưa lớn diện rộng, tạo ra sức tàn phá khủng khiếp ở khắp các địa phương trong tỉnh. Với thị trấn nghèo Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai, đợt mưa lũ lớn nhất lịch sử này đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh mất nhà, thậm chí còn “cõng” gánh nợ hàng trăm triệu đồng không biết bao giờ mới có thể trả nổi.

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Bàn giao giống, vật tư cho các hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè tại huyện Bảo Yên

Sáng 6/9, Văn phòng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức bàn giao con giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè trên sông Chảy, tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Từ đảm bảo an ninh lương thực hướng đến xuất khẩu lương thực

Với một tỉnh 80% dân số làm nông nghiệp như Lào Cai thì câu chuyện tập trung phát triển “tam nông” vẫn là trọng yếu trong định hướng phát triển kinh tế ở mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh. Từ một tỉnh thiếu đói về lương thực năm 1991, sau khi tái lập tỉnh, trải qua những giai đoạn, nấc thang phát triển, nông nghiệp Lào Cai chuyển dịch dần từ xóa đói, giảm nghèo sang phát triển kinh tế, làm giàu và hiện tại là phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, hướng đến xuất khẩu.

Nụ cười mùa quế

Nụ cười mùa quế

Những ngày này, tại các vùng trồng quế của tỉnh đang rộn ràng khai thác “vụ tám”, quế tươi vừa bóc cuộn tròn từng bó trên nương đồi, quế phơi đầy sân chuẩn bị xuất bán… đâu đâu cũng phủ bởi màu vàng, nâu của vỏ quế. Dưới cái nắng hanh của mùa thu, gương mặt người dân ánh lên niềm vui ngày mùa.

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Tự hào vùng quê cách mạng Cam Đường

Nhắc đến Cam Đường là nhắc đến vùng đất với truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng. Nơi đây, ngày 10/10/1948 đã thành lập Chi bộ Cam Đường - chi bộ nông thôn đầu tiên của tỉnh. Sau 76 năm, phát huy truyền thống cách mạng, người dân nơi đây luôn đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

“Đầu tàu” ở Chiềng 1

Đến thôn Chiềng 1, xã Võ Lao (huyện Văn Bàn), khi hỏi về Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hà Văn Tới thì ai cũng biết, bởi ông không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn gương mẫu, nhiệt tình với công việc, được người dân tin yêu, quý mến.

fbytzltw