Người gốc Hoa: 'Tôi khó chịu với hành động của một số người Trung Quốc'

Bày tỏ quan điểm không đồng tình việc một số người Trung Quốc xuyên tạc sử Việt, đốt tiền trong bar, ứng xử thiếu văn hoá, nhiều người gốc Hoa sống lâu năm ở Hội An tin rằng những sự cố trên chỉ là thiểu số.

Ông Tạ Tấn Vũ (người gốc Phúc Kiến, Trung Quốc), một trong số hơn 1.200 người gốc Hoa đang sống giữa cộng đồng người dân phố cổ Hội An (Quảng Nam), nói rằng mảnh đất này là quê hương thứ 2. Những ngày qua, khi dư luận bàn tán chuyện nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc sang Việt Nam làm du lịch chui và xuyên tạc lịch sử, ông Vũ không vui.

Ngồi trong Hội quán Phúc Kiến trên đường Trần Phú (phường Minh An, TP Hội An), ông Vũ kể mình là đời thứ 5 của dòng họ Tạ sang Hội An sinh sống. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, gia đình ông cũng như nhiều gia đình khác ở Hội An quyết ở lại vì đã quá gắn bó, yên mến mảnh đất này.

Ông Tạ Tấn Vũ nói sinh sống ở Hội An lâu đời đã được đọc lịch sử Việt Nam và những điều hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc là không đúng.
Ông Tạ Tấn Vũ nói sinh sống ở Hội An lâu đời đã được đọc lịch sử Việt Nam và những điều hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc là không đúng.

Ông Vũ là quản lý Hội quán Phúc Kiến. Theo ông, nhiều kiến trúc ở Hội An giống Trung Quốc là vì người Hoa sang đây định cư và xây dựng nhà cửa, hội quán. Tương tự như vậy Cố đô Huế của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ kiến trúc Trung Quốc là điều bình thường. Vậy mà một số hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc lại mượn chuyện kiến trúc để minh họa cho những lời lẽ xuyên tạc lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nhắc đến chuyện không hay này,  ông Vũ phản ứng: "Ai đó nói lãnh thổ và vùng biển của Việt Nam thuộc Trung Quốc là không thực tế". 

Cho hay chưa bắt gặp trường hợp hướng dẫn viên Trung Quốc dẫn khách vào Hội quán Phúc Kiến xuyên tạc lịch sử Việt Nam, ông Vũ khẳng định nếu phát hiện người Trung Quốc đến Hội An du lịch mà xuyên tạc lịch sử, ông sẽ "đứng ra kêu gọi họ nói đúng sự thật".

Theo ông Vũ, trong các đoàn khách du lịch Trung Quốc vào Hội quán Phúc Kiến, nhiều người đã gây ồn ào vì đi theo đoàn quá đông. "Họ đi đông thì phải ồn, ngay khách Tây cũng vậy. Nhưng tôi đã nhắc nhở họ", ông nói.

Nhiều kiến trúc nhà cửa, hội quán ở Hội An mang hơi hướng kiến trúc Trung Quốc do những người gốc Hoa sang sinh sống, xây dựng.
Nhiều kiến trúc nhà cửa, hội quán ở Hội An mang hơi hướng kiến trúc Trung Quốc do những người gốc Hoa sang sinh sống, xây dựng.

 Ông Hứa Toàn (62 tuổi, người gốc Triều Châu, Trung Quốc), sinh ra và lớn lên ở Hội An, nói rằng ông chưa từng nghe câu chuyện nào về việc dân phố cổ kỳ thị với người gốc Hoa.

Ông Toàn kể câu chuyện trước đây ông không hề nghe chuyện biển Đà Nẵng bị gọi là "biển Trung Quốc". Nhưng từ những năm 90, khi Việt Nam mở cửa du lịch, lượng khách đến ngày một đông, ông ra Đà Nẵng du lịch và nghe hướng dẫn viên giới thiệu vùng biển này là "China Beach". "Việc xuất hiện những lời giới thiệu không đúng như thế là điều không hay", ông Toàn nói. 

"Hướng dẫn viên người Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam là thiểu số thôi, đó là những hướng dẫn viên chui. Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt hơn thì những hướng dẫn viên chui mới không nói bậy được", ông Toàn nhận xét và cho rằng các hướng dẫn viên người Việt cũng phải phối hợp với cơ quan quản lý du lịch để chấn chỉnh kịp thời. Nếu nghe được những lời xuyên tạc lịch sử, văn hoá thì phải đứng lên cải chính ngay, đó là trách nhiệm chung.

Nhận xét về chuyện một người Trung Quốc đốt tiền Việt trong quán bar hay một nhóm khách Trung Quốc cư xử thiếu văn hoá với người bán chuối, ông Hứa Toàn nói: "Tôi rất bức xúc và khó chịu. Nếu gặp tình huống đó thì dứt khoát sẽ có cách xử lý, chứ không thể bàng quan cho rằng không phải việc của mình mà bỏ đi". "Tôi tin đây chỉ là thiểu số", ông giải thích thêm.

Ông Hứa Toàn, người gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hội An.
Ông Hứa Toàn, người gốc Hoa sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hội An.

Trả lời câu hỏi nếu gặp hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc lịch sử và văn hóa Việt Nam ông sẽ làm gì, ông Toàn khảng khái: "Tôi sẽ lập tức cải chính. Và tôi sẽ nói với họ rằng, tôi là người gốc Hoa lớn lên ở Việt Nam, hoàn toàn không có chuyện như họ đang nói hay đang nghe. Đồng thời, ngành du lịch Việt Nam cũng nên tổ chức giới thiệu với du khách những câu chuyện lịch sử, văn hóa Việt Nam một cách chính xác, sinh động nhất".

Người đàn ông mái tóc đã ngả mầu hoa râm cũng cho rằng nên cảnh giác với những người nói không đúng sự thật. "Đừng coi thường. Từ cái nhỏ có thể biến thành cái lớn, vì thời đại thông tin bây giờ mọi chuyện lan truyền rất nhanh". 

VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

fb yt zl tw