Nghề truyền thống của người Hà Nhì

LCĐT - Là cư dân sinh sống hàng trăm năm trên vùng núi cao, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đồng bào Hà Nhì sớm biết xây dựng công trình thủy lợi và giỏi kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang. Cùng với sản xuất nông nghiệp, nhiều ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào Hà Nhì vẫn được bảo tồn, phát huy.

 Nghề mây tre đan của người Hà Nhì vẫn được lưu giữ. Ảnh: Thành Long
Nghề mây tre đan của người Hà Nhì vẫn được lưu giữ. Ảnh: Thành Long

Người Hà Nhì ở Bát Xát có kinh nghiệm khai phá sườn núi thành những thửa ruộng hẹp, đắp đập, đào mương lấy nước vào ruộng. Đặc biệt, do điều kiện sống ở vùng rừng núi, có nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú, nên nghề thủ công đan lát khá phổ biến trong các gia đình đồng bào Hà Nhì. Họ làm nghề thủ công từ tre, mây, nứa, các loại dây rừng để tạo ra các sản phẩm như rổ, rá, gùi, mâm... vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, vừa làm hàng hóa trao đổi. Đến các bản của người Hà Nhì, không chỉ thấy người lớn làm nghề đan lát đồ thủ công, mà ngay cả các em nhỏ cũng được truyền dạy nghề này. Có lẽ bởi vậy nên các sản phẩm mây, tre đan của người Hà Nhì rất đẹp và vô cùng tinh xảo.

Cùng với nghề thủ công đan lát, nghề dệt vải cũng có từ lâu đời. Theo truyền thống, người Hà Nhì tự trồng bông dệt vải và may trang phục. Học và biết dệt vải đã trở thành quy định bắt buộc đối với phụ nữ Hà Nhì, do vậy hầu hết các em gái ngay từ lúc còn nhỏ đã được mẹ chỉ bảo cách trồng bông dệt vải để khi lớn lên có thể tự dệt được những tấm vải và may áo cho mình. Trước kia, để làm ra được một bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Hà Nhì phải tự tay trồng bông, dệt vải, nhuộm và tự may trang phục. Những bộ trang phục của nam và nữ đều được may từ vải chàm do họ tự dệt với màu xanh hay màu đen đặc trưng. Còn bây giờ, họ chỉ cần mua vải ở chợ rồi tự nhuộm và may những bộ trang phục truyền thống cho chính gia đình mình. Trong các bản của người Hà Nhì, hầu như gia đình nào cũng có khung cửi, bộ phận tách bông, xe sợi... Phụ nữ Hà Nhì dệt vải trên khung cửi nhỏ, kỹ thuật dệt khá cao, sợi lại được nhuộm chàm nhiều lần nên rất bền đẹp. Đôi tay tài hoa của phụ nữ Hà Nhì đã tạo ra những sản phẩm dệt độc đáo, tinh tế mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Mỗi sản phẩm được tạo nên đều có nét độc đáo riêng. Bởi vậy, trang phục của phụ nữ Hà Nhì là một trong những bộ trang phục đẹp trong cộng đồng các dân tộc phía Bắc Việt Nam.

Những năm gần đây, những bản làng của người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát được biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Trong đó, nhiều khách du lịch đặc biệt thích thú với các công đoạn làm ra các sản phẩm dệt và mây tre đan truyền thống của người Hà Nhì.

Ngày nay, đời sống văn hóa của người Hà Nhì bị ảnh hưởng bởi sự du nhập của những nền văn hóa khác, nhưng nhiều phong tục, tập quán và những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Hà Nhì vẫn luôn được gìn giữ. Đặc biệt, nhiều nghề truyền thống của người Hà Nhì vẫn được bảo tồn, phát huy, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.

Vành đai di sản của Tây Bắc

Vành đai di sản của Tây Bắc

Sau khi sáp nhập, Lào Cai và Yên Bái sẽ hình thành “vành đai di sản” kéo dài từ đỉnh Fansipan đến lòng hồ Thác Bà để hướng tới vùng du lịch trọng điểm.

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Khách sạn và Di sản Thế giới: Sự song hành của bảo tồn và du lịch cao cấp

Lĩnh vực du lịch cao cấp đang dịch chuyển từ mô hình nghỉ dưỡng đơn thuần sang các hình thức trải nghiệm gắn liền với văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Trong đó, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng nằm gần các Di sản Thế giới được UNESCO ghi danh đang ngày càng thu hút nhóm khách hàng trung lưu và thượng lưu.

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Thăm địa đạo Phú Thọ Hòa

Khoảng 100m đường địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) đã được phục chế, nâng cấp, mở cửa cho khách tham quan miễn phí. Nơi đây được đào năm 1947 làm căn cứ cách mạng phục vụ kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

[Infographic] Lịch tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”

Chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc, thúc đẩy thu hút du khách trong nước và quốc tế, thị xã Sa Pa sẽ tổ chức chuỗi sự kiện lễ hội cấp tỉnh, với chủ đề: Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.

fb yt zl tw