Ngành Y tế tăng cường phòng dịch bệnh bạch hầu và khuyến cáo tiêm vaccine đầy đủ

Đại diện Bộ Y tế cho biết, dịch bệnh bạch hầu đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Hà Giang và Điện Biên, đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong. Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm vaccine để phòng dịch bệnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Đây là một trong những căn nguyên gây tử vong hàng đầu trong thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20.

Tiêm chủng vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo vệ trên 97%.

Bệnh có thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 5 ngày, trong thời gian này người bệnh không có biểu hiện. Bệnh dễ lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có dính chất bài tiết của người bệnh.

Bệnh có các triệu chứng ban đầu như viêm thanh quản, nổi hạch dưới hàm, đau họng… Bệnh có thể diễn tiến thành viêm phổi, viêm dây thần kinh, suy tim, viêm kết mạc... gây tử vong sau 6 - 10. Bệnh có thể gây tử vong khoảng 5 - 10% và lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 40 tuổi.

Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, ở Việt Nam thời kỳ chưa thực hiện tiêm vaccine, bệnh bạch hầu thường xảy ra và gây dịch ở hầu hết các tỉnh, đặc biệt ở các địa phương có mật độ dân cư cao. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8, 9, 10 trong năm. Sau khi có vaccine, tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống dưới 0,01/100.000 dân.

“Khi chương trình tiêm chủng mở rộng chưa tiêm vaccine bạch hầu, tỷ lệ nhiễm bệnh bạch hầu rất cao. Tại các khoa truyền nhiễm, hầu như thời điểm nào cũng có bệnh nhân. Sau khi, vaccine bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp”, bác sĩ Bạch Thị Chính thông tin.

Cũng theo bác sĩ Bạch Thị Chính, khả năng bảo vệ từ vaccine bạch hầu không tồn tại bền vững mà giảm dần. Do đó, nhiều trẻ được tiêm chủng đẩy đủ trong 2 năm đầu đời nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng nhưng sau đó, trẻ không tiêm nhắc lại khi lớn hơn đã tạo “khoảng trống miễn dịch”. Cụ thể những năm gần đây, một số tỉnh, thành xuất hiện rải rác ca bạch hầu, đặc biệt người chưa được tiêm nhắc hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.

Mới đây, tại tỉnh Hà Giang ghi nhận có 9 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Tại tỉnh Điện Biên, từ ngày 1/5 - 10/9 đã ghi nhận 3 ổ dịch bạch hầu với 6 ca mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông.

Trước tình hình diễn biến dịch bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Theo đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu; đồng thời, rà soát quy trình, trang thiết bị, thuốc, vật tư theo hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh bạch hầu theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong. Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ nghĩ tới bạch hầu ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu và triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị.

Cùng đó, tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết. Tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh biết được các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.

Tiêm chủng vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, tỷ lệ bảo vệ trên 97%. Cơ thể cần 2 - 3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh miễn dịch với bệnh. Sau khi hoàn tất lịch tiêm chủng cơ bản và tiêm nhắc cho trẻ dưới 2 tuổi (vào lúc 2, 3, 4 và 18 tháng tuổi), người dân cần tiêm nhắc (tiêm bổ sung) thêm một mũi theo nhiều cột mốc khác nhau như: từ 4 đến 7 tuổi; từ 9 đến 15 tuổi; phụ nữ trước hoặc đang mang thai; người già từ 50 tuổi trở lên; người lớn có bệnh mạn tính ở phổi, tim mạch, thận… Thai phụ cần tiêm vaccine bạch hầu trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, giúp bảo vệ em bé khi ra đời.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Sớm có chế tài kiểm soát thuốc lá điện tử

Theo số liệu tại Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá cho thấy, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 13-15 tuổi đã tăng nhanh ở mức báo động: Tăng hơn 2 lần (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023).

fb yt zl tw