252 bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT ngày 30-6-2025, có hiệu lực từ ngày 01-7-2025, quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 26/2025/TT-BYT ngày 30-6-2025, có hiệu lực từ ngày 01-7-2025, quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đáng chú ý, Thông tư đã ban hành Danh mục bệnh, nhóm bệnh được áp dụng kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày, gồm 252 bệnh, nhóm bệnh. Đối với bệnh thuộc Danh mục này, người kê đơn thuốc quyết định số ngày sử dụng của mỗi thuốc trong đơn thuốc căn cứ vào tình trạng lâm sàng, mức độ ổn định của người bệnh để kê đơn thuốc với số ngày sử dụng của mỗi thuốc tối đa không quá 90 ngày.

Như vậy, trường hợp các tài liệu làm căn cứ kê đơn thuốc như tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, dược thư quốc gia Việt Nam không có hướng dẫn về số ngày sử dụng thuốc, người kê đơn có căn cứ để quyết định kê đơn đến 90 ngày cho người bệnh phù hợp.

Cùng với đó, Thông tư bổ sung một số trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc, bao gồm thông tin về số định danh cá nhân hoặc số căn cước công dân hoặc số căn cước hoặc số hộ chiếu của người bệnh. Cập nhật kịp thời theo tinh thần về liên thông dữ liệu điện tử của công dân: Công dân Việt Nam cung cấp số định danh cá nhân không cần kê khai các thông tin về giới tính, ngày sinh, địa chỉ thường trú.

Tuy nhiên, người kê đơn cần ghi rõ số lượng sử dụng mỗi lần và số lần sử dụng trong ngày, số ngày sử dụng thuốc trong đơn thuốc cho người bệnh.

Đặc biệt, Thông tư này cập nhật các quy định mới theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, như: Việc kê đơn thuốc phải tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận; Việc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm các nguyên tắc: (1) Chỉ định sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả; (2) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh và Luật dược sửa đổi, bổ sung năm 2024, như: Quy định về xử lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất đã bán/cấp cho người bệnh nhưng không sử dụng hết hoặc tử vong.

Cụ thể, việc kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 7 ngày. Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh (trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có đủ năng lực hành vi dân sự) viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, được lập thành 02 bản như nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản giao cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trọng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được biết.

Với việc kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư thì làm hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 ngày, phải ghi cụ thể 3 đợt điều trị liên tiếp trên 1 đơn, mỗi đợt không vượt quá 10 ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị).

Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc kê đơn thuốc gây nghiện phải do bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh điều trị nội trú thực hiện. Người bệnh phải có xác nhận cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, đặc khu nơi người bệnh cư trú theo mẫu quy định, kèm theo tóm tắt bệnh án theo mẫu. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cuối cùng điều trị kê đơn thuốc cho người bệnh thì không cần có tóm tắt bệnh án…

hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

fb yt zl tw