Ngắm mây trên đỉnh Lùng Cúng - một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam

Nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, với độ cao 2.913m so với mực nước biển, đỉnh Lùng Cúng đang thu hút một lượng lớn những người yêu thích leo núi bởi địa hình rừng núi đẹp, khí hậu mát mẻ, mây mù bao phủ.

Đỉnh Lùng Cúng thuộc bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), là đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, phân chia ranh giới giữa huyện Mù Cang Chải với huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai.

Đỉnh Lùng Cúng nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, với độ cao 2.913m so với mực nước biển.

Để lên được đỉnh Lùng Cúng chúng ta phải mất 45 phút đi xe máy từ bản Lùng Cúng men theo con đường quanh co, hiểm trở và 11km phải đi bộ leo dốc lên đỉnh.

Trên đỉnh cao nhất của Lùng Cúng có một bãi đất bằng phẳng rộng khoảng 1ha, với tầm nhìn bao quát xung quanh như: thung lũng Lùng Cúng, xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải), các xã của huyện Văn Bàn (Lào Cai)…

Để lên được đỉnh Lùng Cúng chúng ta phải mất 45 phút đi xe máy từ bản Lùng Cúng.

Từ chân núi lên tới đỉnh là 20km, nếu ngang qua thung lũng Tà Cua Y thì tầm 28km. Những người yêu thích leo núi đánh giá độ đẹp đỉnh Lùng Cúng là 9/10 và độ khó là 5/10. Đỉnh Lùng Cúng được đánh giá là dễ nhất trong 3 cung leo núi của Yên Bái (Tà Xùa, Tà Chì Nhù và Lùng Cúng). Tuy nhiên hành trình cũng khá gian nan bởi chỉ có tiến lên, nhiều đoạn dốc thẳng đứng. Để tới được chân núi, đi từ Tú Lệ vượt qua 15km đường đá hộc đến điểm bắt đầu leo ở bản Tu San.

Đỉnh Lùng Cúng sở hữu hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng và cực kỳ hoang sơ, đẹp vào hàng bậc nhất Việt Nam.

Những ngọn núi cao ở Tây Bắc thường có suối nước và Lùng Cúng cũng vậy, những con suối chạy dọc theo đường lên, qua địa hình hiểm trở, thay vì những con suối nhỏ lại là thác nước tuyệt đẹp.

Cùng với đó là cả một hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng và cực kỳ hoang sơ, đẹp vào hàng bậc nhất Việt Nam, gồm: rừng cỏ lau, rừng cây hạt dẻ cổ thụ, rừng trúc Nậm Có, rừng phong lá đỏ, rừng hoa đỗ quyên và rừng táo mèo cổ thụ. Do đó, mỗi mùa trong năm, Lùng Cúng lại sở hữu vẻ đẹp khác nhau.

Lên đỉnh Lùng Cúng vào tháng ba, sẽ bắt gặp những rừng hoa sơn tra nở rộ đẹp mê người.

Theo kinh nghiệm của những người bản địa, bình minh trên đỉnh là thứ đáng giá nhất trong mỗi chuyến đi, tuy nhiên nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết.

Đứng ở đỉnh Lùng Cúng có thể ngắm thung lũng mây bay bên dưới, nơi có bản Lùng Cúng. Rồi nhìn sang xã Chế Cu Nha, hay xa hơn là núi rừng xã Nậm Xây (huyện Văn Bàn, Lào Cai).

Cảnh đẹp hùng vĩ của đỉnh Lùng Cúng.

Bốn mùa, Lùng Cúng khoác lên mình một vẻ đẹp riêng: Tháng 1 - Tháng 3: Mùa hoa mận, hoa đào, hoa sơn tra; Tháng 9 - Tháng 10: Mùa lúa chín, mùa táo mèo; Tháng 11 - Tháng 12: Mùa săn mây, mùa dã quỳ, mùa hoa tím.

Mù Cang Chải đã được Đài CNBC của Mỹ đánh giá là địa điểm đáng du lịch trải nghiệm nhất Việt Nam năm 2020. Mù Cang Chải sở hữu đèo Khau Phạ - một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, thung lũng Nậm Khắt, di tích bãi đá cổ mới được phát hiện ở xã La Pán Tẩn và Lao Chải và đỉnh Lùng Cúng một trong 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

Theo Báo Công Thương null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Ứng dụng AI để phát triển du lịch bền vững

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), ngành Du lịch không tránh khỏi việc bị tác động. Do đó, nhiều doanh nghiệp du lịch đã nhanh chóng thích ứng, áp dụng các công nghệ mới, trong đó có AI để phục vụ du khách tốt hơn, nâng cao hiệu quả trong quản lý và phát triển du lịch bền vững.

Du lịch Việt Nam: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Du lịch Việt Nam: Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững

Trước bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức chưa từng có như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, du lịch Việt Nam buộc phải chuyển mình mạnh mẽ. Giờ đây, du lịch xanh không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu nếu muốn phát triển bền vững, lâu dài .

Hội thảo và tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp

Hội thảo và tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp

Ngày 11/4, Đại học Thái Nguyên phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức Hội thảo “Tiềm năng du lịch nông nghiệp và kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam”; tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái cho cán bộ, doanh nghiệp và người dân địa phương.

Ba điểm đến tạo hành trình du lịch xanh

Ba điểm đến tạo hành trình du lịch xanh

Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam-VITM Hà Nội 2025, chiều 10/4, UBND tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch ba tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa - Ninh Bình với chủ đề “Hành trình du lịch xanh”.

Cơ hội quảng bá du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản

Cơ hội quảng bá du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản

Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” diễn ra từ ngày 10 đến 13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, số 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm), nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch hấp dẫn, góp phần kích cầu du lịch Việt Nam.

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút khách du lịch dịp hè

Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa: Tâm điểm thu hút khách du lịch dịp hè

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Chương trình Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa 2025, bao gồm 39 sự kiện, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, thương mại, hội thảo khoa học … diễn ra từ ngày 10/4 đến 27/6. Đây là Festival biển lần thứ 11, được tổ chức định kỳ 2 năm/lần kể từ năm 2003. Chuỗi hoạt động động này nhằm tạo

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ngày 4/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong xử lý công việc chuyên môn” nhằm nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trong sử dụng công nghệ, đặc biệt là ứng dụng AI trong công tác quản lý.

fb yt zl tw