Phòng thí nghiệm qũy đạo đa dụng mang tên “Oka-T-MKC” dự kiến sẽ làm việc độc lập trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.
Trước đây đã từng có loại hình “phòng thí nghiệm bay” kiểu này như các vệ tinh, trạm không người lái và các thiết bị vũ trụ khác nữa được đưa lên quỹ đạo để tiến hành các thí nghiệm trong điều kiện không trọng lượng.
Ngoài ra phòng thí nghiệm cũng kiểm tra lại các công nghệ vũ trụ khác như việc bảo vệ các động cơ khỏi tác động của các tia bức xạ.
Đặc điểm của phòng thí nghiệm của Nga là có khả năng ghép nối với Trạm không gian quốc tế. Điều đó cho phép các nhà du hành làm việc trên ISS có thể sử dụng các thiết bị khoa học, kiểm tra kết quả thực nghiệm và thu thập các mẫu thu được trong quá trình nghiên cứu trên phòng thí nghiệm “Oka-T-MKC”.
Phòng thí nghiệm "Ока-Т-МKС" có thể mang theo hơn 800kg thiết bị khoa học, trong khoang kín cũng như lắp đặt ở bên ngoài, tiếp xúc với khoang hở ngoài vũ trụ. Khoảng không gian hở của môđun làm việc và khoang kín đặt các thiết bị lên tới 18m3, có trang bị các cửa tiêu chuẩn để kết nối với Trạm ISS.
Thời gian hoạt động của phòng thí nghiệm "Ока-Т-МKС" sẽ kéo dài từ 60 đến 180 ngày. Sau khi không kết nối với Trạm ISS nữa, phi hành đoàn trên trạm có thể lấy lại những kết quả thí nghiệm đã tiến hành và chuyển xuống mặt đất. Người ta chưa dự kiến việc thu hồi phòng thí nghiệm này nên sau khi tách khỏi Trạm ISS, nó sẽ bay trong vũ trụ rồi bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển của Trái đất.
Địa điểm phóng phòng thí nghiệm vũ trụ này chưa xác định. Có thể là các trạm Kuru, Baikonur hoặc Phương Đông… sẽ được chọn sau khi việc thiết kế sẽ kết thúc vào cuối năm 2013./.