Ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái để trở thành hạ tầng của kinh tế số

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái và không gian hoạt động để trở thành hạ tầng thiết yếu quốc gia của nền kinh tế số.

Ngày 10/12, Hội thảo quản lý bưu chính APPU chủ đề “Chính sách quản lý lĩnh vực bưu chính, chuyển phát trong kỷ nguyên chuyển đổi số và thương mại điện tử” đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Dự phiên khai mạc có Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương; Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh, Tổng Thư ký Liên minh Bưu chính Châu Á - Thái Bình Dương (APPU) cùng các đại biểu đến từ các nước thành viên APPU và một số nước trong Liên minh Bưu chính thế giới - UPU.

Được Bộ TT&TT phối hợp cùng APPU tổ chức trong 2 ngày 10 và 11/12, hội thảo tập trung trao đổi, bàn thảo về 2 nhóm nội dung chính gồm khung pháp lý bưu chính trong kỷ nguyên số và tăng cường hoạch định chính sách phát triển bưu chính.

1.jpg
hứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương tin tưởng rằng qua các bài học kinh nghiệm tốt của các nước thành viên APPU, mỗi quốc gia sẽ học hỏi được để điều chỉnh phù hợp hoàn cảnh thực tế của mình.

Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh, trong một thập kỷ gần đây, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, ngành bưu chính phát triển rất mạnh mẽ và thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những cơ hội, thách thức mới từ chuyển đổi số; đã tác động đến sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, thương mại điện tử, cũng như làm thay đổi thói quen của người dân.

Báo cáo của UPU cho thấy, giai đoạn 2013 - 2022, sản lượng bưu phẩm nội địa toàn cầu giảm 30% do sự sụt giảm sản lượng thư, thay vào đó sản lượng bưu kiện nội địa toàn cầu tăng 176% do sự bùng nổ của thương mại điện tử. Sản lượng dịch vụ bưu chính phổ cập cũng đang sụt giảm trên toàn cầu.

“Những xu hướng này đòi hỏi ngành bưu chính cần mở rộng hệ sinh thái và không gian hoạt động để trở thành hạ tầng thiết yếu quốc gia của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử”, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương nêu quan điểm.

Đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT cũng cho rằng, ngành bưu chính cũng cần chủ động tham gia thúc đẩy Chính phủ số bằng cách trở thành đối tác Chính phủ để phục vụ người dân; đồng thời, tham gia tích cực trong phát triển xã hội số, đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp bưu chính và các cơ quan xây dựng chính sách, đại diện Bộ TT&TT cho hay, mục đích hợp tác là nhằm cập nhật, nâng cấp môi trường pháp lý bưu chính để khuyến khích đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực bưu chính; từ đó, nâng cao hiệu quả, chất lượng của các doanh nghiệp bưu chính, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

2.jpg
Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh, Tổng Thư ký APPU trao đổi tại hội thảo chủ đề “Chính sách quản lý lĩnh vực bưu chính, chuyển phát trong kỷ nguyên chuyển đổi số và thương mại điện tử”.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh, Tổng Thư ký APPU khẳng định: Chính sách và quy định quản lý bưu chính có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và thành công của ngành ở mọi quốc gia. Đây là những khuôn khổ giúp tạo ra cơ hội đổi mới, thúc đẩy hiệu quả và đảm bảo rằng các nghĩa vụ về dịch vụ bưu chính phổ cập vẫn được duy trì và phù hợp.

Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh cho biết khi nhận nhiệm vụ lãnh đạo APPU cách đây gần 2 năm, một trong những mục tiêu chính của ông là giải quyết những vấn đề quan trọng mà ngành bưu chính đang đối mặt.

“Vấn đề cải cách quy định bưu chính nhanh chóng trở thành chủ đề thường xuyên trong các cuộc trò chuyện của tôi với các nhà lãnh đạo từ các bộ, cơ quan quản lý và nhà khai thác bưu chính trong khu vực. Một điều quan trọng rút ra từ các cuộc thảo luận này là chúng ta thiếu một nền tảng chuyên biệt để chia sẻ và thảo luận về những thay đổi trong quy định bưu chính giữa các quốc gia trong khu vực”, Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh chia sẻ.

Người đứng đầu APPU cũng cho rằng, ngành bưu chính cần phải có một kho lưu trữ đầy đủ các thông lệ tốt nhất để hướng dẫn và truyền cảm hứng cho các tiến bộ trong quy định, vì lợi ích chung của tất cả mọi người.

3.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, Tổng Thư ký APPU Vinaya Prakash Singh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu dự hội nghị quản lý bưu chính APPU.

Nhận định hội thảo quản lý bưu chính APPU tiếp tục ghi dấu nỗ lực bền bỉ của Liên minh để đưa các cuộc thảo luận về quy định lên hàng đầu, Tiến sĩ Vinaya Prakash Singh chia sẻ mong muốn thiết lập một cơ chế thường xuyên trong khuôn khổ APPU để tiếp tục thúc đẩy công việc quan trọng liên quan đến các quy định bưu chính.

Đồng thời, ông cũng tin tưởng rằng cơ chế này sẽ là nền tảng để truyền cảm hứng, hỗ trợ và hướng dẫn các quốc gia trong việc phát triển lĩnh vực cải cách và quy định bưu chính.

Tổng thư ký APPU kỳ vọng các đại biểu dự hội thảo sẽ tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để xây dựng một khuôn khổ pháp lý sẵn sàng cho tương lai ngành bưu chính: “Cùng nhau, chúng ta có thể đảm bảo rằng hệ thống bưu chính của mình sẽ tiếp tục phát triển và thích ứng với những nhu cầu thay đổi của xã hội và công dân mà chúng ta phục vụ”.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Cùng với tốc độ tăng trưởng kết nối Internet, người dân hội nhập vào môi trường số thì những nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, bị tấn công, lừa đảo cũng nhiều hơn. Điều này đang đặt ra những thách thức đối với không chỉ các cơ quan quản lý, các bộ ngành mà còn với chính cả mỗi người dân.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

fb yt zl tw