Bình Phước muốn vào nhóm 5 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số

Từ những tư vấn về đường hướng, cách làm cho Bình Phước của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh đã vững tin để đặt mục tiêu cao, đưa tỉnh vào top 5 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số.

Đưa Bình Phước thành điểm sáng về chuyển đổi số

Chiều ngày 26/11, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh đã cùng chủ trì buổi làm việc giữa Bộ TT&TT với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước.

Cùng dự còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm; lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ TT&TT cùng đại diện các cơ quan, đơn vị của tỉnh Bình Phước

1-3345.jpg
Buổi làm việc xuất phát từ đề xuất của lãnh đạo tỉnh Bình Phước, với mong muốn được Bộ TT&TT tư vấn, góp ý về chuyển đổi số địa phương, phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Toàn bộ buổi làm việc giữa Bộ TT&TT với đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra theo hình thức hỏi – đáp. Trong đó, lãnh đạo Bộ cùng đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ như "trợ lý ảo", giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về chuyển đổi số của lãnh đạo và đại diện sở, ngành của tỉnh.

Cho biết Bí thư Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh dù mới nhận nhiệm vụ chưa đến một tuần nhưng rất quan tâm đến chuyển đổi số, bà Trần Tuyết Minh thông tin: Tốc độ tăng trưởng GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn của Bình Phước trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 dự kiến đạt 9%.

Về chuyển đổi số, trong 3 năm qua, thứ hạng DTI của Bình Phước từ vị trí 25 năm 2021 đã tăng lên 9 vào năm 2022 và xếp thứ 12 toàn quốc trong năm 2023. Kinh tế số hiện góp khoảng 10% vào GRDP của tỉnh.

Trước băn khoăn của lãnh đạo Bình Phước về việc có nên đưa chuyển đổi số vào hệ thống chỉ tiêu trong văn kiện Đại hội Đảng của tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định đây là việc hiển nhiên, bởi lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã xác định chuyển đổi số là con đường phát triển Việt Nam, một phương thức phát triển mới để đưa Việt Nam thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu.

2-1188.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, chuyển đổi số có cái hay là không tốn nhiều tiền nhưng lại giải được những bài toán lớn như khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch nông thôn - thành thị, giao thông khó khăn.

Góp ý về các mục tiêu Bình Phước dự kiến đề ra trong nhiệm kỳ mới, trên cơ sở phân tích, lý giải rõ vì sao “Mục tiêu thấp thì làm khó, mục tiêu cao thì làm dễ”, người đứng đầu ngành TT&TT đề nghị để dễ đạt và đổi mới cách tiếp cận, lãnh đạo tỉnh nên đặt các mục tiêu cao.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh nên đặt mức 13%, thay vì 10% như dự kiến. Về chuyển đổi số, Bình Phước rất nên đặt mục tiêu trở thành điểm sáng của cả nước, để các địa phương khác phải học, với xếp hạng chuyển đổi số nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước vào năm 2030, thay vì top 10 như dự định.

Cùng với việc nhấn mạnh những lợi ích to lớn với địa phương khi chuyển đổi số như không tốn nhiều tiền và có thể giải những bài toán lớn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ rõ: Khi Bình Phước đặt mục tiêu cao, các doanh nghiệp công nghệ số sẽ đầu tư mạnh cho địa phương. Bộ TT&TT cũng sẽ dồn lực để hỗ trợ đưa tỉnh thành hình mẫu về chuyển đổi số.

Gợi mở cách giải nhiều bài toán của địa phương

Nhấn mạnh mục tiêu thách thức mới buộc đơn vị đổi cách tiếp cận, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng bày cách để Bình Phước có thể đạt các mục tiêu cao. Cụ thể, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP 13%, tỉnh cần phân rã, giao cụ thể các chỉ tiêu tới sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn.

Tương tự, với mục tiêu kinh tế số góp 30% GRDP vào năm 2030, gấp 3 lần hiện nay, Bình Phước cũng cần phân rã thành các nhánh nhỏ để giao cho từng cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, cần tập trung phát triển kinh tế số ngành - chuyển đổi số các lĩnh vực trên địa bàn, chiếm khoảng 80%; còn 20% là công nghiệp ICT.

3-2323.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh cùng chủ trì buổi làm việc chiều ngày 26/11.

Nhiều thắc mắc của các thành viên đoàn công tác tỉnh Bình Phước đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp cặn kẽ tại buổi làm việc, như: Làm sao tăng giá trị nông sản dựa trên chuyển đổi số; cách thức thu hút đầu tư vào công nghiệp công nghệ số địa phương; phát triển dữ liệu số thế nào để thúc đẩy kinh tế dữ liệu; cách phủ sóng vùng lõm sóng di động tại những nơi chưa có điện; kinh phí đầu tư hệ thống camera giám sát an ninh trật tự...

Đơn cử như, về hạ tầng số, để người dân có thể mua bán online hay dùng dịch vụ công trực tuyến, bên cạnh quan tâm phổ cập smartphone, lãnh đạo Bình Phước cũng được đề nghị giao Sở TT&TT đo kiểm thường xuyên tốc độ mạng 4G nhằm nhanh chóng đẩy chất lượng 4G, với mục tiêu 100% địa bàn có sóng di động đạt tốc độ tối thiểu 40 Mbps.

Về dữ liệu, việc quan trọng là nhanh chóng số hóa toàn diện của tỉnh, sau đó mở dữ liệu cho doanh nghiệp đến tỉnh sử dụng để phát triển các dịch vụ. Trong đó, số hóa dữ liệu thì chính quyền phải tập trung làm. Khi mở dữ liệu, nếu có khó khăn, tỉnh có thể tham vấn Bộ TT&TT.

4-7387.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh 2 cuốn sách "Ngành Thông tin và Truyền thông" và "ChatGPT thực chiến".

Người đứng đầu ngành TT&TT cũng lưu ý lãnh đạo tỉnh Bình Phước một số việc cần chú trọng trong chuyển đổi số địa phương. Đó là, chuyển đổi số nên bắt đầu từ chính những "nỗi khổ", vấn đề của địa phương; đừng tư duy kiểu công nghệ, cần tư duy theo hướng địa phương muốn làm gì; chọn doanh nghiệp công nghệ số đồng hành và giao việc để họ cùng làm; không nên ngại cán bộ của mình yếu, phải tin tưởng giao việc để họ giỏi lên...

Cùng với đó, khi đặt mục tiêu vào top 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số trong vòng 5 năm tới, Bình Phước cũng nên đặt mục tiêu chi cho chuyển đổi số chiếm khoảng 2% ngân sách hằng năm.

Nhắn nhủ lãnh đạo Bình Phước đừng sợ nếu chưa hiểu về chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sẽ hiểu ra trong quá trình làm cùng với doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là thông qua sử dụng. Chẳng hạn, để hiểu về trí tuệ nhân tạo cần dùng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo hàng ngày.

Chỉ rõ quan điểm của Bộ TT&TT là địa phương cứ làm, khó đâu thì hỏi, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết Bộ mong muốn có nhiều tỉnh quyết tâm cao như Bình Phước, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ hết mình.

5.jpg
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh, qua buổi làm việc với Bộ TT&TT, lãnh đạo tỉnh thấy tự tin hơn để đặt ra các mục tiêu cao cho chặng đường phát triển sắp tới.

Qua những nội dung giải đáp của lãnh đạo Bộ TT&TT, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh cho biết đã thấy rõ hướng đi, các mục tiêu Bình Phước cần đặt ra thời gian tới và khẳng định bà sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại địa phương với quyết tâm cao nhất.

Cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về những tư vấn tâm huyết, bà Tôn Ngọc Hạnh chia sẻ: Tư vấn của Bộ trưởng đã giúp Bình Phước thấy sáng tỏ nhiều nội dung. Tỉnh sẽ đẩy mục tiêu về chuyển đổi số lên mức cao, là năm 2030 vào top 5 địa phương dẫn đầu cả nước như Bộ trưởng đã gợi ý. “Là người đứng đầu, thời gian tới, tôi sẽ quán triệt, nâng cao tinh thần của tất cả cán bộ, đảng viên trong tỉnh để nỗ lực thực hiện nhiệm vụ này”, bà Tôn Ngọc Hạnh khẳng định.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 12/5, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương.

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Bước tiến mới trong dịch vụ cấp nước

Công ty Cổ phần Cấp nước Lào Cai đang tích cực triển khai chuyển đổi hợp đồng dịch vụ cấp nước từ bản giấy sang hợp đồng điện tử - tiến trình quan trọng trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội

Chiều 9/5, tại Cơ sở 2 của Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số Thành phố (số 17 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - thiết chế báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại đầu tiên của thành phố, được xây dựng nhằm phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin truyền thông trong kỷ nguyên số.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Chuyển đổi số trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được ứng dụng mạnh trên mọi lĩnh vực, Vườn Quốc gia Hoàng Liên - nơi được mệnh danh là “kho báu sinh học” của vùng Tây Bắc cũng bắt nhịp với xu thế. Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai

Ngày 8 tháng 5, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn công tác Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động khảo sát “Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực số cho cán bộ Hội LHPN Việt Nam” tại tỉnh Lào Cai.

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Hơn 34.900 người tham gia học kỹ năng an ninh mạng miễn phí trên Nền tảng nCademy

Sau 2 ngày nền tảng nCademy của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia (NCA) ra mắt, hơn 34.900 người tham gia khóa học miễn phí dành cho người dùng cá nhân. Khóa học với tên gọi “Cẩm nang an ninh mạng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản về an toàn thông tin, giúp người dùng nhận diện các rủi ro mạng thường gặp, phòng tránh lừa đảo trực tuyến và bảo vệ thông tin cá nhân trong môi trường số.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

fb yt zl tw