Vinh danh 19 đơn vị, tổ chức đạt Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam

Tại Lễ công bố và Vinh danh Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2024, thành phố Đà Nẵng một lần nữa giữ vị trí tiên phong trong công cuộc xây dựng thành phố thông minh.

Đại diện các tỉnh thành phố nhận Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024.
Đại diện các tỉnh thành phố nhận Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024.

Ngày 3/12 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ công bố và Vinh danh Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam 2024.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 (diễn ra trong 2 ngày 2 - 3/12 tại Hà Nội).

Năm 2024, Giải thưởng đã nhận được 70 đề cử, sau các vòng sơ tuyển, thuyết trình thẩm định và chung tuyển, Hội đồng Giám khảo đã quyết định trao 19 Giải thưởng Smart City Việt Nam lần thứ 5, bao gồm: 10 giải thương cho các thành phố và 9 giải thưởng dành cho các giải pháp công nghệ. Hội đồng cũng quyết định khen thưởng nỗ lực phát triển của 1 thành phố.

Nhóm các giải pháp công nghệ đoạt giải.
Nhóm các giải pháp công nghệ đoạt giải.

Đánh giá chung về các đề cử tham gia năm nay, Ban tổ chức nhận thấy: Các tỉnh triển khai tốt đô thị thông minh qua mỗi năm đều có sự tiến bộ, có sự thay đổi rõ rệt như thành phố Đà Nẵng, Thủ Đức, Tây Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Đà Nẵng luôn giữ vững vị trí tiên phong trong công cuộc xây dựng thành phố thông minh, tích cực, chủ động tham gia giải thưởng từ năm đầu tổ chức.

Theo ban tổ chức, năm nay các thành phố đoạt giải đã mang đến những bước tiến vượt bậc. Thành phố Hà Nội được ghi nhận về sự tiên phong đổi mới dịch vụ công và hạ tầng thông minh với danh hiệu Thành phố Dịch vụ Công thông minh; Thành phố Hạ tầng thông minh.

Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Đức, thành phố Tây Ninh là những “ngôi sao đang lên” được vinh danh tại hạng mục: Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (IOC)

Đây là các thành phố đang không ngừng mở rộng hệ sinh thái đô thị thông minh, khuyến khích và đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ tiên tiến, phục vụ mọi mặt đời sống cho hơn 11 triệu dân cư.

Thành phố Cao Lãnh trong năm đầu tiên tham gia giải thưởng đã đạt danh hiệu Thành phố Giáo dục thông minh khi triển khai thành công.

Thành phố Đà Nẵng một lần nữa khẳng định danh hiệu Thành phố đáng sống, đáng đến của thế giới đã nhận Danh hiệu Thành phố Điều hành, quản lý thông minh (IOC); Thành phố hấp dẫn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo; Thành phố Quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch. Thành phố Đà Nẵng cũng vinh dự nhận giải thưởng cao nhất Giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam 2024.

Hạng mục Giải pháp bảo mật, an toàn thông tin đã vinh danh Giải pháp tường lửa thông minh SafeGate Office của Công ty cổ phần An ninh mạng SCS.

Giải pháp tường lửa thông minh SafeGate Office của Công ty cổ phần An ninh mạng SCS giành Giải thưởng ở Hạng mục Giải pháp bảo mật, an toàn thông tin.
Giải pháp tường lửa thông minh SafeGate Office của Công ty cổ phần An ninh mạng SCS giành Giải thưởng ở Hạng mục Giải pháp bảo mật, an toàn thông tin.

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA cho biết, Giải thưởng Thành phố Thông minh Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên năm 2020 và được định vị là hoạt động thường niên của VINASA, nhằm tôn vinh những địa phương, tổ chức và doanh nghiệp tiên phong, tiêu biểu trong hành trình xây dựng đô thị thông minh. Qua đó, góp phần ủng hộ và đồng hành cùng Chính phủ cũng như các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức trên cả nước trong công tác xây dựng, phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.

Đánh giá về Giải thưởng năm nay, Tiến sĩ Nguyễn Quân - Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cho biết: “Năm nay các đề cử có chất lượng tốt, hội đồng sơ tuyển đã lựa chọn và bình chọn các đề cử rất xứng đáng. Ban Tổ chức đã có những điều chỉnh kịp thời, đưa thêm tiêu chí “Xanh” vào Chương trình để phù hợp với mục tiêu kép của công cuộc Chuyển đổi số quốc gia - “Số đi cùng Xanh”. Các đề cử đều được đánh giá dựa trên các tiêu chí toàn diện: Thông minh - Bền vững - Đổi mới sáng tạo".

"Quá trình chuyển đổi số, thông minh hóa của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu tiên. Trong những năm tới Ban tổ chức sẽ tiếp tục nâng cao tiêu chí, sức lan tỏa và giá trị của Giải thưởng, để các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… có thể thấy rõ hơn “sức nóng” của lĩnh vực Thành phố Thông minh và hào hứng tham gia với nhiều thành tựu nổi bật hơn nữa", tiến sĩ Nguyễn Quân khẳng định.

Trong khuôn khổ sự kiện cũng diễn ra Lễ Trao Giải thưởng Sáng tạo tương lai (VietFuture) - Giải thưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dành cho các sinh viên và Triển lãm bên lề các giải pháp cho thành phố thông minh.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw