Thúc đẩy 'ngoại giao số' để đưa doanh nghiệp công nghệ Việt vươn ra toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam cần chủ động tham gia giải những bài toán mang tính toàn cầu, từ đó thể hiện trách nhiệm toàn cầu đối với quốc tế.

Sáng ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng có buổi gặp mặt, làm việc với các Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vừa được bổ nhiệm năm 2024.

12.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại buổi gặp mặt.

Tham dự có lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ TT&TT và đại diện các tập đoàn doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone, FPT và CMC. Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (BNG), Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc, Đỗ Hùng Việt dẫn đầu.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng BNG Đỗ Hùng Việt thay mặt Đoàn trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2025-2028 thông tin, đợt bổ nhiệm năm 2024 có tổng cộng 26 đồng chí, trong đó 20 đồng chí đại sứ, 6 đồng chí Tổng lãnh sự, đại diện cho Việt Nam tại 46 quốc gia và 01 tổ chức quốc tế.

Thúc đẩy “ngoại giao số”

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam cần chủ động tham gia giải những bài toán mang tính toàn cầu, từ đó thể hiện trách nhiệm toàn cầu đối với quốc tế. Trong đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “các bài toán toàn cầu hiện nay chủ yếu được giải bởi công nghệ số”, ví dụ như già hóa dân số, biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo…

Hiện Bộ TT&TT đã ký kết thỏa thuận hợp tác số cấp Bộ với một số đối tác và dự định thúc đẩy các thỏa thuận này lên cấp quốc gia, thay thế cho những bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác (MoU) thông thường.

13.jpg
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì buổi làm việc với Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các đại sứ, tổng lãnh sự mới được bổ nhiệm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đi ra nước ngoài, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kết nối và phát triển, đồng thời thu hút nhân tài công nghệ nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Theo Thứ trưởng BNG Đỗ Hùng Việt, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT và Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thông tin đối ngoại, cũng như chuyển đổi số, đặc biệt ngoại giao số - ngoại giao công nghệ được coi là một nội dung quan trọng đối với các đồng chí trưởng đại diện vừa được bổ nhiệm để triển khai trong thời gian tới, từ đó góp phần thiết thực vào thành tựu chung của Đất nước, Đảng và Chính phủ.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, xu hướng hiện nay là xây dựng thể chế, quy định về quản trị công nghệ (trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số…), do đó cần thiết có sự chung tay tích cực của doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan chuyên trách của Bộ TT&TT vào quá trình này để định hình luật lệ quốc tế, “đảm bảo lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và quốc gia”.

Làm chủ công nghệ số, thu hút nhân tài quốc tế

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, để tránh nguy cơ trở thành điểm trung chuyển sản phẩm, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện nay phải gắn liền với chuyển giao công nghệ cao và đưa chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ về Việt Nam, từ đó tăng hàm lượng giá trị nội địa trong hàng hóa.

Người đứng đầu Bộ TT&TT chia sẻ, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài là bài toán bắt buộc, nếu không muốn bị chinh phục. Bên cạnh đó, họ còn có nhu cầu làm chủ công nghệ số; điều này dẫn đến làn sóng thâu tóm và mở văn phòng đại diện ở nước ngoài.

“Việt Nam cần đi ra nước ngoài bằng sức mạnh của chính mình. Chuyển đổi số không gắn liền với làm chủ công nghệ số sẽ đặt đất nước vào tình thế ‘nguy hiểm’”, Bộ trưởng TT&TT nói. Theo đó, nhân tài số là cách duy nhất để làm chủ công nghệ số. Hiện nay chế độ đãi ngộ của các công ty công nghệ Việt Nam không thua kém so với những doanh nghiệp quốc tế, do đó đề nghị các trưởng đại diện tăng cường thông tin cho kiều bào, đối tác để thu hút nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao sang Việt Nam làm việc.

Về quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tái khẳng định vị thế, khát vọng mới của Đất nước, dân tộc đặt ra những trách nhiệm quốc tế mới.

“Việt Nam cần chia sẻ những câu chuyện của mình với quốc tế, góp sức giải quyết những bài toán toàn cầu”. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài tích cực “đặt hàng” Bộ TT&TT các nội dung, hình ảnh, chương trình xúc tiến hợp tác… mặt khác, tiếp thu những tri thức quốc tế để lan tỏa ở trong nước.

Lãnh đạo BNG cho biết, những nội dung chia sẻ tại buổi làm việc là hành trang hữu ích để các đại sứ, tổng lãnh sự vừa được bổ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ trong ba năm nhiệm kỳ, khẳng định BNG và Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ định hướng trong những lĩnh vực có liên quan.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw