Tạo lập thị trường tài chính số lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng

Theo TS Phạm Minh Tú, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), tài chính số giúp nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân, nhưng cũng cần hoàn thiện thêm cơ sở pháp lý.

Giúp các đối tượng yếu thế tiếp cận “tín dụng trắng”

Việt Nam đang có những bước tiến lớn trong phát triển tài chính toàn diện với vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN (chỉ sau Singapore, Thái Lan) và xếp thứ 14 trên thế giới trong bảng xếp hạng Chỉ số Tài chính toàn diện toàn cầu năm 2024 của Principal Financial Group.

Bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam.
Bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT), Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức, bà Nguyễn Thùy Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam cho biết, hiện trên 87% dân số trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản thanh toán, tăng từ 31% của giai đoạn 2015 - 2017. Giai đoạn 2021 - 2023, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh di động bình quân tăng 103,3%; số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet bình quân tăng 52%; tăng trưởng trên 170% số lượng và giá trị thanh toán qua mã phản hồi nhanh (QR Code)…

Tuy nhiên, tiến trình tài chính toàn diện vẫn đối mặt với thách thức do khoảng cách cơ sở hạ tầng tài chính; tiếp cận kênh tín dụng chính thống; chấm điểm tín dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh; còn thiếu kiến thức tài chính của một bộ phận người sử dụng dịch vụ, cũng như vấn đề bất bình đẳng giới trong tài chính.

Theo khảo sát mới nhất của EY Việt Nam, trong nhóm đối tượng “underbanked” (khách hàng chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ tài chính ngân hàng) có tới 42% người được hỏi trả lời đã từng vay tiền người quen, vay “nóng”, chơi hụi… trong 1 năm gần đây. Để thực hiện Báo cáo, EY đã khảo sát sâu rộng đối với với gần 1.500 người dùng và 1.074 doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ (MSMEs) tại Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần MISA chia sẻ, những khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chỉ sử dụng các sản phẩm tài chính ngân hàng hạn chế thường không đáp ứng được các tiêu chí xét duyệt theo yêu cầu. Vì vậy, khách hàng gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức tín dụng (TCTD) truyền thống.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải tạo mọi điều kiện giúp các đối tượng yếu thế được tiếp cận với “tín dụng trắng”. Đó là các kênh cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, bền vững, hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp.

Trong bối cảnh này, công nghệ tài chính (FinTech) có thể hỗ trợ cung cấp thêm nguồn dữ liệu hữu ích cho ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng, đưa ra hạn mức tín dụng phù hợp và tự động. Fintech có các ưu điểm nổi bật về hạ tầng công nghệ, sản phẩm đa dạng, khả năng tận dụng dữ liệu, hệ thống thanh toán tinh gọn, các công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả… giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dân Việt Nam, đặc biệt nhóm yếu thế.

Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận.
Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận.

Phó Tổng giám đốc Thường trực MoMo Đỗ Quang Thuận chia sẻ, MoMo đã tận dụng dữ liệu từ các giao dịch và hoạt động từ trên chính tài khoản MoMo của người dùng để xây dựng hồ sơ tín dụng. Điều này cho phép các ngân hàng, tổ chức tài chính đánh giá khả năng chi trả của người dùng ngay cả khi chưa từng có tài khoản ngân hàng hoặc lịch sử tín dụng.

Ứng dụng MoMo hiện đã có hơn 30 triệu khách hàng, chủ yếu là người thu nhập thấp và trung bình, sinh viên đăng ký sử dụng. MoMo đã giúp hơn 1 triệu khách hàng lần đầu tiên xây dựng được lịch sử thông tin tín dụng và tiếp cận được với tín dụng ngân hàng.

Cần sớm ban hành cơ sở pháp lý cho sandbox

Dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, tài chính toàn diện vẫn còn là chặng đường dài. Đại diện EY khuyến nghị, cơ quan quản lý Nhà nước cần thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng; sớm ban hành cơ sở pháp lý cho sandbox (những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới khi, chưa biết quản lý thế nào có thể được thử nghiệm trong không gian và thời gian giới hạn) dựa trên cơ sở pháp lý là Luật Các tổ chức tín dụng 2024)

Về phía các công ty Fintech, cần đơn giản hóa dịch vụ tài chính - ngân hàng và áp dụng các công nghệ mới nổi, giúp mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ trên; tập trung vào nhu cầu số hóa của MSMEs, đóng vai trò hỗ trợ chủ lực trong việc đáp ứng nhu cầu tín dụng còn chưa được đáp ứng.

TS Phạm Minh Tú kiến nghị: Để triển khai có hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia thời gian tới, Việt Nam cần hoàn thiện quy định pháp lý điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ tài chính số và các tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính số; xử lý các lỗ hổng quy định pháp lý của hoạt động Fintech như: Cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số, thanh toán không dùng tiền mặt, chia sẻ và bảo mật thông tin cần nhanh chóng được xử lý.

“Tạo lập thị trường cung ứng dịch vụ tài chính số lành mạnh, minh bạch, hỗ trợ bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Hoàn thiện các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng, chú trọng đến cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Lâu dài cần hình thành cơ quan chuyên trách, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và đủ nguồn lực và quyền hạn, đặc biệt về nhân lực, công nghệ, kiến thức về sản phẩm, dịch vụ tài chính số, công nghệ giám sát kỹ thuật số để bảo vệ hiệu quả người tiêu dùng tài chính”, TS Phạm Minh Tú đề xuất.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh

Ngày 10/12, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát, UBND xã Pa Cheo (huyện Bát Xát) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi lợn nái bản địa sinh sản an toàn dịch bệnh, dựa vào quản lý cộng đồng năm 2024.

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam năm 2024 gây ấn tượng về phát triển kinh tế và ngoại giao

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, Trưởng Ban Việt ngữ - Đài Phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế và ngoại giao của Việt Nam năm 2024, đồng thời cũng cho rằng, trong năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn.

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2024

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc "về đích" các chỉ tiêu phát triển đề ra cho năm 2024. Các giải pháp điều hành đều nhất quán tập trung cho mục tiêu giữ đà phát triển, thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu các dự án về đích năm 2025

Những dự án nào có mốc tiến độ trong năm 2025 cần phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để hoàn thành như cam kết. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh sau khi làm việc với Ban Quản lý dự án 7 và Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận về một số dự án mà hai đơn vị đang thực hiện.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ khu tái định cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 8/12, tại Hà Nội, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam về tiến độ xây dựng dự án tái định cư Làng Nủ (huyện Bảo Yên) và Nậm Tông (huyện Bắc Hà).

Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Phát triển “nóng” nghề nuôi cá nước lạnh và những hệ lụy: Bài cuối: Quản lý chặt chẽ để phát triển bền vững

Trước thực trạng phát triển “nóng” cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh, tháng 5/2024, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương về việc chủ động tổ chức kiểm tra hoạt động xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên nước các cơ sở nuôi cá nước lạnh tự phát.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí về tiến độ khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 7/12, tại công trường khu tái thiết thôn Kho Vàng, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do đồng chí Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng đoàn về tiến độ dự án và chuẩn bị điều kiện tổ chức lễ khánh thành.

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Lấy lại "thời hoàng kim" cho chợ truyền thống

Từng là hình thức phân phối được ưa chuộng hàng đầu song hiện nay, việc phát triển chợ truyền thống ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Cần nhiều giải pháp để chợ truyền thống lấy lại được “thời hoàng kim” của mình.

fb yt zl tw