Phát triển thành phố thông minh không chỉ là sự đổi mới về công nghệ

Chuyên gia RMIT Việt Nam Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh, phát triển thành phố thông minh không chỉ là sự đổi mới về công nghệ, mà còn là hành trình xây dựng một xã hội bền vững với con người làm trung tâm.

48 tỉnh, thành đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh

Ngày 2/12, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA và Sở TT&TT TP Hà Nội đã khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024 chủ đề “Đô thị Thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và các đại biểu tham quan triển lãm diễn ra song song với hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và các đại biểu tham quan triển lãm diễn ra song song với hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024.

Phiên khai mạc có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm; Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cùng hơn 700 đại biểu từ 28 tỉnh, thành và đại diện 18 quốc gia, nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Trong tuyên bố khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, hội nghị là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.

“Những kinh nghiệm và bài học thực tiễn được chia sẻ tại hội nghị sẽ là động lực quan trọng để Hà Nội và các địa phương trong khu vực nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng các đô thị xanh, thông minh và phát triển bền vững”, ông Hà Minh Hải cho hay.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội sẽ nỗ lực, tiên phong trong chuyển đổi số, xây dựng “3 trụ cột 1 nền tảng” gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, với nền tảng là văn hoá và công dân số, an ninh an toàn trên không gian mạng.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Hà Nội sẽ nỗ lực, tiên phong trong chuyển đổi số, xây dựng “3 trụ cột 1 nền tảng” gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, với nền tảng là văn hoá và công dân số, an ninh an toàn trên không gian mạng.

Theo chia sẻ của Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa, đến cuối năm ngoái, Việt Nam có 902 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42,7% và kinh tế đô thị góp khoảng 70% GDP cả nước.

"Bài toán đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để tìm kiếm những động lực, dư địa phát triển mới trong bối cảnh biến động không ngừng của chính trị, kinh tế, công nghệ. Chúng tôi cho rằng kinh tế số, kinh tế xanh và công nghệ mới có thể sẽ là câu trả lời”, ông Nguyễn Văn Khoa nêu quan điểm.

Diễn ra trong 2 ngày 2, 3/12 với 8 phiên hội thảo, Hội nghị thành phố Việt Nam – châu Á 2024 thu hút hơn 700 đại biểu đến từ 28 tỉnh thành phố cùng đại diện 18 quốc gia, nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới tham dự.
Diễn ra trong 2 ngày 2, 3/12 với 8 phiên hội thảo, Hội nghị thành phố Việt Nam – châu Á 2024 thu hút hơn 700 đại biểu đến từ 28 tỉnh thành phố cùng đại diện 18 quốc gia, nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới tham dự.

Thông tin về thực trạng phát triển đô thị thông minh tại các địa phương trên cả nước, ông Trần Ngọc Linh, chuyên gia Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cho biết, cả nước hiện có 48/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai đề án phát triển đô thị thông minh.

Bên cạnh việc triển khai Đề án ở cấp tỉnh cho các đô thị trong toàn tỉnh, một số địa phương đã giao cho các đô thị trực thuộc triển khai phát triển đô thị thông minh ở cấp độ thành phố, thị xã, quận để thực hiện thí điểm trước khi triển khai nhân rộng ở quy mô toàn tỉnh.

Về quy hoạch đô thị thông minh, nhiều địa phương đã bắt đầu tập trung vào xây dựng nền tảng cho quy hoạch thông minh, trước hết xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu đô thị, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý – GIS vào quy hoạch và công tác quản lý thông minh. Hiện có khoảng 43 thành phố, thị xã tại các địa phương đang thực hiện việc này.

Cùng với đó, khoảng 57 địa phương tập trung cung cấp dịch vụ, tiện ích thông minh cho người dân, với chủ yếu là lĩnh vực giao thông, tiếp đó là y tế thông minh, giáo dục thông minh và phát triển các ứng dụng cảnh báo.

Thiếu cơ chế nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Trao đổi tại hội nghị, đại diện Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) cũng chỉ rõ những khó khăn trong phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam như: Công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh chưa được đẩy mạnh, thiếu hành lang pháp lý; cơ chế nguồn lực cho phát triển đô thị thông minh còn thiếu, chưa có hình thức kết nối khối kinh tế tư nhân nên việc phát huy nguồn lực từ xã hội còn riêng rẽ và chưa đồng bộ; công tác tổ chức thực hiện còn lúng túng...

Ông Trần Ngọc Linh, chuyên gia Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) chia sẻ về thực trạng và khó khăn trong phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
Ông Trần Ngọc Linh, chuyên gia Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) chia sẻ về thực trạng và khó khăn trong phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.

Từ nghiên cứu của Đại học RMIT về thành phố thông minh bền vững khu vực APAC, Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung, đồng lãnh đạo Trung tâm Thành phố thông minh và bền vững của RMIT Việt Nam cho rằng: “Các thành phố thông minh và bền vững đang chuyển sang giai đoạn phát triển thứ 3, tập trung vào sự tham gia tích cực của xã hội, thay vì chỉ dựa vào Chính phủ hay đơn thuần dựa vào các giải pháp công nghệ. Nhóm nghiên cứu kêu gọi cần xây dựng khung chính sách linh hoạt để tích hợp công nghệ mới, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và phát triển nền quản trị thông minh”.

Nhận định học hỏi từ các thành phố như Singapore, Seoul và Sydney là hướng đi quan trọng, ông Nguyễn Quang Trung cho hay: Đây là các thành phố đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý giao thông, tối ưu hóa năng lượng và dịch vụ công, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy hiệu quả kinh tế.

“Hợp tác khu vực và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố là điều kiện tiên quyết giúp tối ưu hóa nguồn lực và xây dựng nền tảng bền vững. Các sáng kiến cần đảm bảo tính toàn diện, thu hẹp khoảng cách số và không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau”, ông Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

100% hệ thống thông tin được phê duyệt, đánh giá mức độ an toàn

100% hệ thống thông tin được phê duyệt, đánh giá mức độ an toàn

Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng và phát triển Hệ thống giám sát, bảo đảm an toàn thông tin (SOC) nhằm bảo vệ an toàn hệ thống máy tính, phần mềm của các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện. Mục tiêu của hệ thống này là nâng cao khả năng giám sát, phát hiện và ứng phó kịp thời với các nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng.

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ, tết

Thời gian gần đây, tình hình an toàn thông tin (ATTT) diễn biễn phức tạp, với nhiều thủ đoạn tấn công, xâm nhập, đánh cắp thông tin ngày càng tinh vi và số lượng gia tăng; đáng lưu ý, số lượng các cuộc tấn công mạng cũng như mức độ nguy hiểm thường xảy ra vào dịp tổ chức sự kiện lớn và dịp nghỉ lễ.

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Ứng dụng 5G vào công nghiệp thông minh

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên băng thông rộng và IoT khi các nhà mạng trong nước đã chính thức triển khai thương mại 5G trên toàn quốc. Ứng dụng công nghệ 5G sẽ giúp Việt Nam có thể bắt kịp với thế giới trong các lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế.

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Ứng dụng VNeID chính thức có chức năng mua thuốc

Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn bảo đảm tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại.

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông Lào Cai năm 2024

Năm 2024 đã ghi dấu những thành tựu vượt bậc của ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai. Từ ứng phó hiệu quả với thiên tai đến triển khai các giải pháp tuyên truyền đồng bộ, chuyển đổi số toàn diện, tỉnh đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào cuộc sống. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật, thể hiện một năm bứt phá của ngành Thông tin và Truyền thông với phương châm hoạt động xuyên suốt: "Đoàn kết - kỷ cương - trách nhiệm - tăng tốc - đột phá”.

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Các ứng dụng “make in Việt Nam” trợ lực cho quá trình chuyển đổi số quốc gia

Với việc phát triển các ứng dụng “make in Việt Nam” phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn, từng lĩnh vực, địa phương, bộ ngành… quá trình chuyển đổi số quốc gia đã đang đi đúng hướng, đem lại những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế - xã hội số và những lợi ích thiết thực cho người dân.

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Nhiều tiện ích từ việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến

Trong thời đại công nghệ 4.0, mọi lĩnh vực đang dần chuyển mình theo hướng số hóa. Một trong những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công là nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến. Đây là một giải pháp không chỉ giúp người lao động tiết kiệm thời gian mà còn mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan nhà nước.

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không gian truyền cảm hứng sáng tạo

Không đơn thuần là nơi học tập, Trung tâm EcoRobo STEMLab Lào Cai còn là không gian truyền cảm hứng, nơi các bạn nhỏ được tự do khám phá, sáng tạo và trưởng thành thông qua các hoạt động trải nghiệm cùng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

fb yt zl tw