Nền kinh tế giữ được xu hướng phục hồi

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, giải quyết căn bản một số vấn đề tồn đọng, nền kinh tế giữ được xu hướng phục hồi, dần lấy lại đà tăng trưởng, tháng sau tích cực hơn tháng trước.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Cần thúc đẩy mạnh các động lực tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Cần thúc đẩy mạnh các động lực tăng trưởng.

Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết kinh tế vĩ mô tháng 7 và 7 tháng vừa qua cơ bản ổn định. Chính phủ đã chủ động giải quyết, ứng phó những vấn đề mới phát sinh, bộc lộ rõ nét hơn trước các thách thức từ bên ngoài, nhất là từ cuối năm 2022 và trong những tháng đầu năm 2023, góp phần củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân. Đồng thời, công tác an sinh xã hội được làm tốt; các chủ trương, chính sách phát triển trong trung và dài hạn cũng được khẩn trương, quyết liệt cụ thể hóa.

Về hoàn thiện thể chế, chính sách, tính chung 7 tháng, Chính phủ ban hành 50 Nghị định, 130 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 19 quyết định quy phạm pháp luật, 945 quyết định cá biệt, 23 chỉ thị. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

Riêng trong tháng 7, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đôn đốc tiến độ các dự án cao tốc trọng điểm, quan trọng quốc gia, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, xử lý khó khăn, vướng mắc của các dự án, nhất là về cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, giải phóng mặt bằng… Đồng thời, đẩy nhanh chuẩn bị đầu tư để sớm triển khai các dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Hòa Bình - Mộc Châu, Gia Nghĩa - Chơn Thành…

Nhiều chỉ tiêu, chỉ số được cải thiện

Mặc dù vẫn còn phải đối mặt với khó khăn, nhiều chỉ tiêu, chỉ số đã cải thiện hơn, tạo đà cho quý III và cả năm.

Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 3,12% so với cùng kỳ, tốc độ tăng CPI tiếp tục xu hướng giảm; thu NSNN 7 tháng ước đạt 62,7% dự toán; kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 7 tiếp tục xu hướng tăng so với tháng trước, ước lần lượt tăng 2,2%, 2,1%, 2,4%; 07 tháng ước xuất siêu 16,5 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 1,34 tỷ USD); giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 37,85% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ (34,47%) với số tuyệt đối cao hơn gần 81.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý là tổng vốn FDI đăng ký tháng 7 đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng gần 9% so với tháng trước, tính chung 7 tháng đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2022; vốn FDI thực hiện 7 tháng đạt khoảng 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý khó khăn, thách thức đặt ra còn rất lớn, không thể chuyển biến nhanh trong ngắn hạn và nền kinh tế phụ thuộc lớn vào xu hướng chung toàn cầu. Trong khi đó, khả năng chống chịu của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đến mức tới hạn.

"Do đó, cần tiếp tục chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng bộ các chính sách, tạo thành tác động cộng hưởng, phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực, tranh thủ mọi cơ hội để phục hồi nhanh tăng trưởng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn,...", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

Tham mưu những nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Nguyễn Chí Dũng cho rằng áp lực tăng trưởng là rất lớn nên cần thúc đẩy hơn nữa các động lực về tiêu dùng trong nước, đầu tư (bao gồm khu vực tư nhân trong nước, doanh nghiệp Nhà nước, thu hút FDI và đầu tư công) và xuất khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhấn mạnh tới đây, nhiệm vụ trọng tâm vẫn là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm an sinh, đời sống người dân; tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng, giải quyết triệt để các vướng mắc trong lĩnh vực giáo dục, y tế; phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính sách.

Báo Điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Điện lực Lào Cai phối hợp đưa vào vận hành công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao Lai Châu

Trong 2 ngày (21 - 22/11/2024), Đội thi công hotline của Công ty Điện lực Lào Cai đã phối hợp với Điện lực thành phố Lai Châu (Lai Châu) và các đơn vị liên quan thi công đấu nối bằng công nghệ hotline, đưa vào vận hành đường dây và trạm biến áp thuộc công trình cấp điện cho hạng mục chiếu sáng khu liên hợp thể thao tỉnh Lai Châu.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

fbytzltw