Cải cách thể chế và phát triển xanh sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cải cách thể chế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh được nhấn mạnh tại hai báo cáo mới công bố của Ngân hàng Thế giới.

Hình ảnh tại lễ công bố hai báo cáo của Ngân hàng Thế giới ngày 22/5.
Hình ảnh tại lễ công bố hai báo cáo của Ngân hàng Thế giới ngày 22/5.

Ngày 22/5, Ngân hàng Thế giới đã công bố hai báo cáo mới nhất bao gồm “Việt Nam 2045 - Đột phá: Thể chế cho một tương lai thu nhập cao” và “Việt Nam 2045 - Tăng trưởng xanh hơn: Con đường hướng tới tương lai bền vững”.

Theo hai báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới, để hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường chiều sâu cải cách thể chế, đồng thời thúc đẩy mô hình phát triển xanh hơn.

Theo báo cáo đầu tiên của Ngân hàng Thế giới , "Việt Nam 2045 - Đột phá: Thể chế cho một tương lai thu nhập cao", duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao để đạt mục tiêu đề ra, Việt Nam cần củng cố hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công cả về quy mô và chất lượng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia vượt qua bẫy thu nhập trung bình và vươn lên vị thế thu nhập cao đều nhờ liên tục cải thiện chất lượng thể chế.

Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết: "Quá trình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của thể chế trong việc bảo đảm tăng trưởng bền vững. Những nỗ lực cải cách gần đây thể hiện quyết tâm của Việt Nam, song để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần thực hiện những cải cách quyết liệt hơn nữa, một cú hích thể chế mang tính đột phá nhằm phát huy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm chất lượng cho người dân”.

Báo cáo nhấn mạnh, một số cải cách sẽ có ý nghĩa quyết định đối với giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam. Đầu tư công cần được quản lý hiệu quả hơn, từ khâu lựa chọn dự án, triển khai đến giám sát thực hiện. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện khung pháp lý và quy định sẽ giúp môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và dễ dự đoán hơn.

Quản trị địa phương cũng cần được nâng cao thông qua việc trao quyền tự chủ, tăng trách nhiệm giải trình và phối hợp tốt hơn giữa các tỉnh, thành phố. Để trở thành quốc gia thu nhập cao, Việt Nam cũng cần xây dựng một bộ máy công vụ hiệu quả và có trách nhiệm giải trình với quy mô hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt hơn, và được hậu thuẫn bởi các thể chế bảo đảm quy trình tố tụng hợp pháp, tính minh bạch và cơ chế giám sát độc lập.

Theo báo cáo thứ hai, "Việt Nam 2045 - Tăng trưởng xanh hơn: Con đường hướng tới tương lai bền vững" của Ngân hàng Thế giới, nhấn mạnh rằng đầu tư vào thích ứng khí hậu sẽ giúp giảm thiểu tác động của các cú sốc khí hậu đối với khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Dự báo cho thấy, nếu mực nước biển dâng từ 75 đến 100cm, gần một nửa Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập vào giữa thế kỷ này.

Khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2024 cũng cho thấy khoảng 75% các doanh nghiệp sản xuất trong ngành may mặc và điện tử là hai lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang hoạt động tại các khu vực thường xuyên đối mặt với căng thẳng do nhiệt độ cao, khiến 1,3 triệu lao động rơi vào nhóm dễ bị tổn thương.

Nếu không có các biện pháp thích ứng kịp thời, tác động của biến đổi khí hậu có thể làm giảm sản lượng kinh tế của Việt Nam tới 12,5% vào năm 2050 so kịch bản cơ sở, đe dọa khả năng đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Báo cáo ước tính rằng các khoản đầu tư thích ứng này có thể giảm thiểu đáng kể thiệt hại, giảm mức tổn thất GDP do khí hậu từ mức dự kiến 12,5% xuống còn 6,7% vào năm 2050.

Báo cáo cũng chỉ ra những cơ hội để Việt Nam giảm cường độ phát thải carbon trong nền kinh tế hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ đã đề ra.

Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của khu vực tư nhân, đồng thời đề xuất các bước thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng, tận dụng các công nghệ năng lượng tái tạo có chi phí ngày càng hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp. Nếu được quản lý hiệu quả, quá trình chuyển đổi này sẽ mở ra những động lực mới cho đổi mới sáng tạo, tăng trưởng và tạo việc làm.

Đồng thời, báo cáo đưa ra khuyến nghị Việt Nam cần phát huy tiềm năng của kinh tế biển để thúc đẩy một tương lai xanh hơn, vững vàng hơn trước biến đổi khí hậu. Hiện, khoảng 30% dân số sinh sống dọc theo bờ biển dài 3.260km, và gần một nửa trong số 100 triệu người dân Việt Nam phụ thuộc trực tiếp vào các hệ sinh thái biển phong phú để mưu sinh. Kinh tế biển lại là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, nên việc thích ứng là rất cấp thiết và mang lại nhiều lợi ích.

Khu vực kinh tế biển cũng có tiềm năng lớn góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Việc mở rộng năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió ngoài khơi, mà Ngân hàng Thế giới ước tính có thể đạt tới 475 gigawatt, cùng năng lượng sóng là cơ hội lớn để Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Bên cạnh đó, phục hồi rừng ngập mặn, bảo vệ thảm cỏ biển và rạn san hô cũng rất quan trọng vì các hệ sinh thái này không chỉ giúp tăng khả năng chống chịu của vùng ven biển mà còn đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải nhờ chức năng là bể chứa carbon tự nhiên.

Hai báo cáo của Ngân hàng Thế giới được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Australia, thông qua Chương trình Đối tác chiến lược Australia-Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2 (ABP2). Các báo cáo nằm trong chuỗi nghiên cứu Việt Nam 2045, tập trung phân tích các lựa chọn chính sách và đầu tư quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện để đạt được các mục tiêu phát triển dài hạn.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/7/2025, ngừng giao dịch thẻ từ ATM, các ngân hàng hỗ trợ chuyển đổi

Từ 1/7/2025, ngừng giao dịch thẻ từ ATM, các ngân hàng hỗ trợ chuyển đổi

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, từ 1/7/2025, toàn bộ thẻ ATM sử dụng công nghệ từ là loại có dải băng đen phía sau sẽ chính thức bị ngừng giao dịch trên toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Đây là bước chuyển đổi quan trọng nhằm nâng cao bảo mật trong thanh toán và thúc đẩy xu hướng không dùng tiền mặt. 

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại hội nghị triển khai Chiến dịch 90 ngày đêm thực hiện Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải xác định rõ nhiệm vụ triển khai công tác giải phóng mặt bằng của Dự án là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành; đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả

Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng cũng là trách nhiệm của người tiêu dùng

Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng cũng là trách nhiệm của người tiêu dùng

Ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng cũng là trách nhiệm của người tiêu dùng. Đó là ý kiến của đại biểu tại Hội nghị sơ kết Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hoá và Phát động tick xanh trách nhiệm thương mại điện tử. Hội nghị do Sở Công thương TP.HCM tổ chức chiều 20/6.

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại hội nghị triển khai Chiến dịch 90 ngày đêm thực hiện Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải xác định rõ nhiệm vụ triển khai công tác giải phóng mặt bằng của dự án là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành; đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Phát biểu tại Hội nghị các thành phố hữu nghị quốc tế Vân Nam 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Nguyễn Thành Sinh nhấn mạnh: Tỉnh Lào Cai mong muốn được tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước trong lĩnh vực thương mại, du lịch, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, linh kiện điện tử, khai thác, chế biến sâu khoáng sản…

fb yt zl tw