Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Trở lại vùng lũ A Lù

Trở lại vùng lũ A Lù

Trận mưa lũ lịch sử diễn ra vào tháng 9 năm 2024 đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản, trong đó có xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau lũ, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng, người dân vùng lũ xã A Lù đã nỗ lực vươn lên, từng bước khắc phục hậu quả thiên tai, tái thiết lại cuộc sống. Hôm nay, trở lại vùng lũ A Lù, tuy khó khăn vẫn chưa hết, nhưng cuộc sống mới đã bắt đầu.

0:00 / 0:00
0:00

Từ trung tâm xã Ngải Thầu cũ (nay là xã A Lù), theo tuyến đường bê tông ngược dốc qua thôn Phìn Chải 1, Chin Chu Lìn là đến thôn Phìn Chải 2. Trong đợt mưa lũ lịch sử vào tháng 9 năm 2024, đây là đoạn đường bị sạt lở nhiều nhất, trong đó có vết sạt lớn vùi lấp 4 nóc nhà, cướp đi sinh mạng của 7 người dân thôn Phìn Chải 2. Giờ đây mưa lũ đã qua, những nỗi đau do thiên tai gây ra đã dần nguôi ngoai, cũng như màu xanh của cây cỏ dần phủ kín “vết thương” sau vụ sạt lở.

2-3890.jpg

Trở lại thôn Phìn Chải 2 lần này, chúng tôi được Trưởng thôn Sùng A Lùng đưa đi thăm những ngôi nhà trong thôn. Từ tuyến đường bê tông rẽ vào con đường nhỏ chừng 500 m đã nhìn thấy 2 ngôi nhà mới xây khang trang. Anh Lùng bảo, sau vụ sạt lở đất, trong thôn có 5 hộ dân có người qua đời, có nhà bị sập đổ hoàn toàn đều được Nhà nước và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ để làm lại nhà mới trị giá hàng trăm triệu đồng. Nhờ vậy, bà con đã có nhà mới khang trang, nơi ở an toàn, không còn lo chạy lũ trong mùa mưa sắp tới.

3-4458.jpg

Tận mắt thấy những ngôi nhà rộng rãi, kiên cố được xây dựng cách xa vị trí xảy ra sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân, chúng tôi có thể cảm nhận rõ sự phấn khởi của bà con. Anh Sùng A Giàng bảo, trong vụ sạt lở đất năm trước, bố mẹ, em gái và hai con tôi đều đã qua đời, nhà tôi cũng bị bùn đất vùi lấp. Ngôi nhà mới này trị giá khoảng 350 triệu đồng, do các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng, giúp vợ chồng tôi có nơi ở ổn định. Còn nhà bên cạnh là của hai cháu Thào A De và Thào Thị Nhè, bố mẹ qua đời trong vụ sạt lở đất, hiện nay các cháu đều đang đi học. Khi các cháu trở về cũng sẽ rất vui vì có nhà mới, không phải lo nơi ở nữa.

4-6572.jpg

Theo Trưởng thôn Sùng A Lùng, cùng với gia đình anh Sùng A Giàng và cháu Thào A De, các hộ dân khác có nhà bị sập hoàn toàn trong trận lũ lịch sử cách đây 8 tháng như: Lý A Sài, Thào A Giấy, Lù A Canh đều đã được ở trong ngôi nhà mới. Ngoài ra, tại thôn Phìn Chải 2 còn có 7 gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ để xây mới nhà ở theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, gồm: Lý A Phà, Lù A Lừ, Lù A Sùng, Sùng A Sở, Thào A Lừ, Thào A Phái, Thào A Tày.

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, mà đời sống người dân ở vùng lũ Phìn Chải 2 đã đổi thay nhiều. Năm 2024, có 5 hộ là Sùng A Sì, Lồ A Hòa, Lồ A De, Thào A Sì, Thào A Sáo thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Thôn Phìn Chải 2 có 46 hộ dân, thì đến nay còn 22 hộ nghèo.

5-7736.jpg

Rời Phìn Chải 2, chúng tôi tiếp tục ngược dốc theo hướng đỉnh núi Ma Cha Va để đến thôn Cán Cấu. Trong đợt mưa lũ lịch sử tháng 9 năm 2024, thôn Cán Cấu chịu thiệt hại nặng nề, với 3 nhà bị sập hoàn toàn, 6 nhà bị hư hỏng nặng không thể ở được. Ngoài ra, tuyến đường vào thôn bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều diện tích hoa màu của bà con bị vùi lấp.

Hôm nay, từ trên cao nhìn xuống, xóm dân cư của đồng bào Mông chênh vênh nơi sườn núi không còn cảnh hoang tàn, đổ nát như sau cơn lũ dữ, mà màu xanh của những nương ngô, nương sâm đất đã bao phủ khắp nơi, mang đến sức sống mới. Tuyến đường vào thôn Cán Cấu đã được tu sửa giúp việc đi lại dễ dàng và an toàn hơn.

6-1673.jpg

Đang bận rộn xếp từng viên gạch giúp gia đình ông Sùng A Siệu lát nền cho ngôi nhà mới, xây thêm bếp kiên cố, anh Sùng A Tu, Trưởng thôn Cán Cấu bảo, sau đợt mưa lũ, 3 hộ dân có nhà bị sập hoàn toàn đã được di chuyển sang vị trí mới an toàn và được hỗ trợ xây nhà mới. Đối với các hộ dân có nhà bị hư hỏng do thiên tai cũng được hỗ trợ để sửa sang nhà ở, đến nay đều đã hoàn thành.

Năm nay, thôn Cán Cấu có 5 hộ dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ xây mới nhà ở theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Khó khăn đối với thôn là các hộ dân thiếu vốn đối ứng để mua đất, làm nhà. Cùng với đó, thôn ở trên sườn núi dốc, nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở, nên tìm được vị trí an toàn, bằng phẳng để làm nhà không hề dễ.

Để tháo gỡ khó khăn này, cán bộ thôn đến từng nhà dân vận động bà con, anh em, họ hàng cùng đoàn kết giúp đỡ nhau, nhường bán lại một phần đất để các hộ thiếu đất ở có nơi làm nhà mới. Vì thế, tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát đảm bảo. Thôn Cán Cấu có 64 hộ dân thì đến nay chỉ còn 9 nhà đất, còn lại đều là nhà xây khang trang, trong đó có 5 nhà xây 2 tầng.

Tôi hỏi chuyện bà con trong thôn đã có nhiều nhà xây mới rồi, xóa nhà tạm rồi, nay đã “an cư, lạc nghiệp” chưa?

Tình hình phát triển kinh tế của bà con như thế nào?

Trưởng thôn Sùng A Tu nét mặt trầm ngâm: Tuy bà con đã dần ổn định về nơi ở nhưng thôn vẫn còn tới 34 hộ nghèo, đặc biệt là còn 14 hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở nhưng chưa tìm được nơi ở mới an toàn.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng năm 2025, thôn Cán Cấu đặt ra mục tiêu giúp 9 hộ dân thoát nghèo. Để đạt được mục tiêu đó, năm nay, thôn vận động bà con trồng 6 ha sâm đất, tăng 2 ha so với năm trước. Cây sâm đất được bà con bón phân, chăm sóc tốt, nếu thời tiết thuận lợi, cuối năm sẽ thu hoạch khoảng 90 tấn củ, bán rẻ cũng được khoảng 500 triệu đồng. Bà con mong muốn được Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm hỗ trợ thêm nhiều giống cây ăn quả ôn đới như lê, mận, đào để trồng, vừa tạo cảnh quan, vừa có thêm thu nhập cho gia đình.

11.jpg

Trao đổi với chúng tôi về công tác khắc phục hậu quả thiên tai, giúp Nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no ở vùng lũ A Lù, ông Lồ A Sính, Bí thư Đảng ủy xã A Lù chia sẻ: A Lù là một trong những xã xa xôi, khó khăn nhất của huyện Bát Xát, lại chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra, trong đó thiệt hại nhiều nhất là ở các thôn Phìn Chải 2, Cán Cấu. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, trên địa bàn xã có 28 hộ dân có người thân bị chết, nhà sập hoàn toàn sau bão số 3 đã được hỗ trợ xây nhà mới, trị giá mỗi căn nhà khoảng 350 triệu đồng. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm còn hỗ trợ Nhân dân về tiền và nhu yếu phẩm, hỗ trợ về sản xuất, sinh kế, giúp bà con vượt qua khó khăn.

Bà con cũng được hưởng lợi từ các chương trình mục tiêu quốc gia, giúp đời sống dần ấm no. Năm 2025, trên địa bàn xã có 142 hộ dân được Nhà nước hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến nay đã cơ bản hoàn thành.

Trong thời gian tới, xã A Lù sẽ được sáp nhập với xã Y Tý, trở thành một phần của xã Y Tý mới, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cấp ủy đảng, chính quyền xã tập trung phối hợp với các cấp, các ngành di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở; định hướng Nhân dân tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung vào một số loại như cây sâm đất, cây khoai môn, cây lê, đào, rau trái vụ, chăn nuôi gia súc, phát triển du lịch cộng đồng để giảm nghèo bền vững. Vùng lũ A Lù sẽ bước qua đau thương đến ngày mai sáng tươi, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

fb yt zl tw